Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào?...

Câu 3. Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ như thế nào? Theo em, sự đồng cảm này có ý nghĩa gì?

Câu 4. Theo em, vì sao Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả."?

Câu 5. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em sẽ bổ sung những gì?

Câu trả lời:

Câu 3. - Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ bằng cách phân tích những đặc sắc của bài thơ, cảm nhận được nhịp điệu, mạch cảm xúc và hình ảnh của bài thơ.

- Sự đồng cảm giữa tác giả bài bình thơ với bài thơ cho thấy tác giả là người am hiểu, tinh thường về thơ, có cái nhìn, cảm nhận tinh tế.

Câu 4. Vũ Quần Phương lại khẳng định: "Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả." vì:

+ Độ dài ngắn của mỗi một câu thơ trong bài thơ của Nguyễn Đình Thi đều tùy thuộc theo cảm xúc. Không có từ ngữ nào trong bài thơ nói thẳng Nguyễn Đình Thi ngây ngất với thiên nhiên, tất cả đều là sức gợi những cái vừa ở trong câu chữ (nội dung bài thơ, nhịp điệu), vừa ở ngoài câu chữ (cảm xúc được thể hiện qua nội dung, nhịp điệu) tạo nên.

+ Phong cảnh trong bài thơ Đường núi được miêu tả qua cái nhìn, cảm nhận - tâm hồn của Nguyễn Đình Thi.

Câu 5. Nếu được phép bổ sung cho bài viết của Vũ Quần Phương, em có thể bổ sung các ý về nghệ thuật Nguyễn Đình Thi sử dụng: sử dụng từ láy, kết hợp từ độc đáo, đảo ngữ.

 

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 1 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net