Em hiểu như thế nào về quy định của điều 16 Hiến pháp năm 2013? Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.

Khám phá

2. Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Hiến pháp năm 2013

Điều 16

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Luật Trẻ em năm 2016

Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cẩm (trích)

8. Kì thị, phân biệt đối xử với trẻ em vi đặc điểm cá nhân, hoàn cảnh gia đình, giới tính, dân tộc, quốc tịch, tín ngưỡng, tôn giáo của trẻ em.

Bộ luật Lao động năm 2019

Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động (trích)

1. Phân biệt đối xử trong lao động.

2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.

Câu hỏi:

a) Em hiểu như thế nào về quy định của điều 16 Hiến pháp năm 2013?

b) Em hãy chỉ ra sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019.

c) Hãy chia sẻ hiểu biết của em về đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu trả lời:

a) Điều 16 Hiến pháp năm 2013: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

=> Ý nghĩa: 

  Quyền bình đẳng trước pháp luật được thể hiện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội và pháp lý. Quyền và nghĩa vụ của công dân không bị phân biệt bởi giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giàu nghèo, thành phần xã hội, địa vị xã hội… Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau, có tư cách pháp lý như nhau.

  Quyền bình đẳng trước pháp luật còn là quyền không bị pháp luật phân biệt đối xử trong việc hưởng các quyền và thực hiện các nghĩa vụ. Con người sinh ra có thể khác nhau về chủng tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo và địa vị xã hội, nhưng đó không phải là căn cứ để pháp luật phân biệt trong việc hưởng các quyền và chịu trách nhiệm pháp lý. Ngược lại, pháp luật luôn đặt giá trị bình đẳng làm thước đo, tiêu chuẩn để lấp đầy khoảng cách không bình đẳng đó bằng việc quy định các quyền, nghĩa vụ pháp lý ngang nhau. Pháp luật là thước đo chuẩn mực của bình đẳng, là công cụ để bảo đảm sự bình đẳng giữa con người với con người. Bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều bị xử lý bằng các chế tài theo quy định của pháp luật. 

b) Sự khác nhau giữa Điều 16 Hiến pháp năm 2013 với Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016 và Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019:

- Điều 16 Hiến pháp năm 2013: thể hiện quyền bình đẳng của tất cả mọi người dân trong đất nước Việt Nam.

- Khoản 8, Điều 6 Luật Trẻ em năm 2016: thể hiện quyền bình đẳng của tất cả trẻ em trong đất nước Việt Nam.

- Khoản 1, 2, Điều 8 Bộ luật Lao động năm 2019: thể hiện quyền bình đẳng của người lao động trong đất nước Việt Nam.

c) Đặc điểm của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  • Hiển pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định những vấn đề cơ bản nhất về chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường; quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • Hiến pháp không quy định chi tiết từng lĩnh vực, từng vấn đề riêng biệt của đời sống xã hội.
  • Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản của Nhà nước, là cơ sở để xây đựng và ban hành tất cả các văn bản quy phạm pháp luật khác trong hệ thống pháp luật quốc gia. Nội dung của các văn bản quy phạm pháp luật khác không được trái với Hiến pháp.

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Giải kinh tế và pháp luật 10 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net