Bài 6: Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng.
1. Hiện thực lịch sử là tất cả những
A. điều đã diễn ra trong quá khứ, tồn tại theo ý muốn chủ quan của con người.
B. điều đã diễn ra trong quá khứ tồn tại một cách khách quan, độc lập.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển của xã hội loài người.
D. nhân vật trong quá khứ đã đóng góp công lao to lớn cho sự phát triển của nhân loại.
2. Con người nhận thức hiện thực lịch sử bằng cách nào?
A. Tái hiện sự kiện lịch sử trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu.
B. Tìm kiếm tư liệu bằng cách sử dụng các phương pháp phù hợp.
C. Tái hiện sự kiện lịch sử bằng phim ảnh hoặc các phương tiện phù hợp.
D. Tìm kiếm sử liệu, dùng những phương pháp và cách tiếp cận phù hợp.
3. Sử quan là
A. viên quan phụ trách việc chép sử thời phong kiến.
B. những nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử.
C. cơ quan lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
4.Sử gia là
A. viên quan chuyên việc chép sử thời phong kiến.
B. nhà nghiên cứu và biên soạn lịch sử, nhà sử học.
C. cơ quan lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
D. cơ quan biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
5. Quốc sử quán là cơ quan
A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.
B. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.
C. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
6. Viện sử học là cơ quan
A. lưu trữ các tư liệu lịch sử thời hiện đại.
B. lưu trữ các sách lịch sử thời phong kiến.
C. nghiên cứu khoa học lịch sử thời hiện đại.
D. biên soạn, ghi chép lịch sử thời phong kiến.
7. Trong nghiên cứu sử học, nguyên tắc nào dưới đây là quan trọng nhất?
A. Lịch sử và logic.
B. Lịch sử và cụ thể.
C. Khách quan và toàn diện.
D. Trung thực và tiến bộ.
8. Phương pháp logic khác phương pháp lịch sử là phải thấy được
A. quy luật phát triển tất yếu của sự vật, hiện tượng.
B. toàn bộ quá trình phát triển của sự vật, hiện tượng.
C. tính liên tục trong quá trình phát triển của sự vật.
D. sự gắn kết của không gian, thời gian, con người.
9. Để tìm ra điểm tương đồng hoặc khác biệt của giáo dục thời phong kiến với giáo dục hiện đại ở Việt Nam, chúng ta phải sử dụng phương pháp nghiên cứu sử học nào?
A. Phân kì.
B. Thống kê.
C. So sánh đồng đại.
D. So sánh lịch đại.
10. Để tìm ra điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ, chúng ta sẽ dùng phương pháp
A. phân kì.
B. thống kê.
C. so sánh đồng đại.
D. so sánh lịch đại.