Bài soạn siêu ngắn ngữ văn 7 chân trời bài Thực hành tiếng việt trang 54

Soạn ngữ văn 7 tập 1 sách Chân trời sáng tạo siêu ngắn bài Thực hành tiếng việt trang 54. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

 

[toc:ul]

Câu hỏi 1: Tìm và xác định chức năng của số từ trong các câu sau:

a. Vẽ một vòng tròn nhỏ giữa sân, ở giữa đặt một cây cờ hoặc chiếc khăn, cành lá,..tượng trưng cho cờ.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ)

b. Sau đó, cờ lại được đặt vào vị trí quy định để trọng tài tiếp tục gọi hai người chơi tiếp theo của hai đội tham gia.

(Theo Nguyễn Thị Thanh Thủy, Trò chơi cướp cờ)

c. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ hoa lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thủy tinh, bình nhựa, bát đất nung.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)

d. Em quẹt que diêm thứ hai, diêm cháy và sáng rực lên.

(An-đéc-xen, Cô bé bán diêm)

đ. Mỗi khi dỡ những chiếc bánh khúc trong chõ ra, bà nội lại xếp dăm cái lên đĩa để thắp hương trên bàn thờ.

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)

Câu trả lời:

a. một vòng tròn, một cây cờ - biểu thị số lượng sự vật, đứng trước danh từ.

b. hai người chơi, hai đội - biểu thị số lượng sự vật, đứng trước danh từ.

c. hai ngày - biểu thị số lượng sự vật, đứng trước danh từ.

d. que diêm thứ hai - biểu thị số thứ tự của danh từ - đứng sau danh từ.

Câu hỏi 2: Xác định ý nghĩa của số từ được in đậm trong các ví dụ sau:

a. Tục truyền, đời Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức.

(Thánh Gióng)

b. Con sắt đập ngã ông Đùng

Đắp mười chiếc chiếu không cùng bàn tay. 

                                                          (Ca dao)

c. Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại ném xuống sông. Lần thứ ba, vẫn thanh sắt ấy mắc vào lưới.

(Sự tích Hồ Gươm)

d. Khoảng sau một giờ rưỡi, những nồi cơm lần lượt được đem trình trước cửa đình.

(Minh Nhương, Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân)

Câu trả lời:

a. thứ sáu:đứng sau danh từ "đời Hùng Vương" để chỉ số thứ tự.

hai: đứng trước danh từ "vợ chồng" để chỉ số lượng.

b. mười: đứng trước danh từ "chiếc chiếu" để chỉ số lượng.

c. lần thứ hai, lần thứ ba: chỉ số thứ tự.

d. Một giờ rưỡi: chỉ số lượng.

Câu hỏi 3: Đọc lại đoạn văn đã viết ở câu hỏi 6 (bài học Trò chơi cướp cờ), trang 47, xác định số từ có trong đoạn văn (nếu chưa có thì hãy bổ sung ít nhất một số từ). Sau đó, chỉ ra chức năng của (những) số từ đó.

Câu trả lời: từ "một"

Câu hỏi 4: Chỉ ra nghĩa thông thường và nghĩa theo dụng ý của tác giả đối với các từ ngữ được đặt trong dấu ngoặc kép sau:

a. "Chuẩn vị" thủy tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)

b. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá "ngoan" nhất.

(Theo Giang Nam, Cách gọt củ hoa thủy tiên)

Câu trả lời:

a. Nghĩa thông thường: gia vị hoàn chỉnh.

Nghĩa theo dụng ý của tác giả: phiên bản thủy tiên chuẩn theo đúng thời xưa.

b. Nghĩa thông thường: nết na, dễ bảo, chịu nghe lời.

Nghĩa theo dụng ý của tác giả: chiếc lá chuẩn, đẹp có thể dùng để uấn nắn.

Câu hỏi 5: Trong tiếng Việt, cho, biếu, tặng đều có nghĩa giống nhau là chuyển vật mình đang sở hữu cho người khác mà không đổi lấy gì cả. Trong câu văn "Rồi bà tôi dỡ dăm chiếc bánh khúc nóng hổi cho vào một chiếc đĩa để chị tôi mang vào cuối làng biếu bà ngoại tôi". (Nguyễn Quang Thiều, Hương  khúc), vì sao tác giả lại dùng từ biếu mà không dùng từ cho hoặc tặng?

Câu trả lời: vì trong câu văn trên, là mang bánh khúc cho bà ngoại (người thuộc hàng trên, bậc trên) nên dùng từ biếu sẽ mang tính trang trọng, thể hiện sự kính trọng với người lớn tuổi.

Câu hỏi 6: Xác định và chỉ ra tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu sau:

a. Tôi nâng chiếc bánh khúc lê như nâng một báu vật.

b. Nhưng có lẽ là tôi không thể nào bỏ đi cho dù là một hạt xôi nếp đẹp như một hạt ngọc và ngậy thơm làm vỏ dính trên chiếc bánh được.

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)

Câu trả lời:

a. Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng giúp gợi hình, mô tả chiếc bánh thêm phần sinh động.

b. Biện pháp tu từ so sánh. Tác dụng gợi hình, gợi cảm giúp biểu hiện tình cảm của nhân vật tôi đối với chiếc bánh.

Câu hỏi 7: Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích sau:

(1) Thường thì vào cuối tháng Mười Một âm lịch, rau khúc đã bắt đầu nở lác đác trên đồng. (2) Nhưng phải sang tháng Giêng, tháng Hai rau khúc mới nở rộ. (3) Đó là khoảng thời gian những làn mưa xuân ấm áp thường trở về trên cánh đồng lúc gần sáng. (4) Hồi còn nhỏ, trong những đêm gần sáng như thế, không hiểu lí do gì mà tôi thường thức giấc.

(Nguyễn Quang Thiều, Hương khúc)

Câu trả lời:

  • Về nội dung: liên kết chủ đề
  • Về hình thức: phép thế (Tháng Giêng, tháng Hai - đó); phép nối (nhưng)
 
Tìm kiếm google: soạn văn 7 tập 2 chân trời sáng tạo, giải sách lớp 7 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài 8 chân trời sáng tạo, soạn văn 7 bài Thực hành tiếng việt trang 54

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 chân trời siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net