Xem lại năm bài học ở học kì 1, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau:

ÔN TẬP KIẾN THỨC 

Câu hỏi 1. Xem lại năm bài học ở học kì 1, lập bảng hệ thống hóa thông tin về các văn bản đọc theo mẫu sau: 

Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại Đặc điểm nổi bật
Nội dung Hình thức
           

Câu hỏi 2. Lập bảng so sánh đặc điểm các thể loại theo mẫu sau ( làm vào vở):

Thể loại

Những điểm giống nhau

Những điểm khác nhau

Hài kịch

 

 

Truyện cười

 

 

Thơ trào phúng

 

 

Câu hỏi 3. Nêu những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật. 

Câu hỏi 4. Lập bảng vào vở theo mẫu sau để hệ thống hóa các kiến thức tiếng Việt đã được học trong học kì I: 

STT

Nội dung tiếng Việt

Khái niệm cần nắm vững

Dạng bài tập thực hành

 

 

 

 

Câu hỏi 5. Nêu các kiểu bài viết, yêu cầu của từng kiểu bài và đề tài đã thực hành trong học kì I theo bảng gợi ý sau: 

STT

Kiểu bài viết

Yêu cầu của kiểu bài

Đề tài đã thực hành viết

 

 

 

 

Câu hỏi 6. Nêu những điểm chung trong việc thực hiện các bước của hoạt động nói và nghe ở năm bài học trong học kì I. 

Câu trả lời:

Câu 1: 

Bài Văn bản Tác giả Loại, thể loại  Đặc điểm nổi bật
Nội dung Hình thức
 1.  Lá cờ thêu sáu chữ vàng Nguyễn Huy Tưởng Truyện lịch sử  Ca ngợi lòng yêu nước của người anh hùng trẻ tuổi Trần Quốc Toản  Trang trọng, giản dị
2.  Quang Trung đại phá quân Thanh Ngô gia văn phái Tiểu thuyết lịch sử Chiến thắng lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung Trang nghiêm, giản dị
3.  Ta đi tới Tố Hữu Thơ  Vừa ca ngợi chiến thắng, vừa gợi suy nghĩ về đoạn đường sắp tới.  Thơ phóng khoáng, số chữ trong câu thơ không theo quy tắc nào. 
4.  Thu điếu Nguyễn Khuyến Thơ Đường Luật Bài thơ thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả. Nghệ thuật đối và nghệ thuật lấy động tả tĩnh.

5. 

Thiên trường vãn vọng Trần Nhân Tông Thơ Đường Luật Bức tranh cảnh vật làng quê trầm lặng mà ko đìu hiu. Thiên nhiên và con người hòa quyện một cách nên thơ. Qua đó, ta thấy cái nhìn "vãn vọng" của vị vua thi sĩ có tâm hồn gắn bó máu thịt với cuộc sống bình dị...

- Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo.

- Nhịp thơ hài hòa.

- Ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.

6.  Ca Huế trên sông hương Hà Ánh Minh Văn xuôi Vừa giới thiệu về nguồn gốc những làn điệu dân ca Huế vừa tả cảnh nghe ca Huế trong một đêm trăng

- Thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận

- Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực

7.  Hịch tướng sĩ Trần Quốc Tuấn Hịch - Văn nghị luận Bài Hịch phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, thể hiện lòng căm thù giặc và ý chí quyết thắng.

- Hịch tướng sĩ là một áng văn chính luận xuất sắc

- Lập luận chặt chẽ, lý lẽ rõ ràng, giàu hình ảnh, có sức thuyết phục cao

- Kết hợp hài hòa giữa lý trí và tình cảm

- Lời văn giàu hình ảnh nhạc điệu

8.  Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh Văn nghị luận Văn bản ca ngợi và tự hào về tinh thần yêu nước từ đó kêu gọi mọi người cùng phát huy truyền thống yêu nước quý báu của dân tộc

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích; lập luận chặt chẽ; dẫn chứng toàn diện, chọn lọc tiêu biểu theo các phương diện: lứa tuổi, tầng lớp, vùng miền,...

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh: làn sóng, lướt qua,... và câu văn nghị luận hiệu quả

- Sử dụng phép so sánh, liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước

9. Nam quốc sơn hà   Thơ Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của Việt Nam; nội dung chính của bài thơ đã khẳng định chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt

- Thể thơ ngắn gọn,xúc tích.

- Hình thức văn nghị luận với lập luận chặt chẽ

- Ngôn ngữ, giọng hùng hồn, đanh thép, dõng dạc.

10.  Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu Trần Tế Xương Thơ Đường luật Tác phẩm này tập trung miêu tả tình trạng thảm hại của kỳ thi năm Đinh Dậu (1897) tại trường Hà Nam, đồng thời thể hiện sự đau đớn, xót xa của nhà thơ đối với tình cảnh hiện thực nhốn nháo và bất ổn của xã hội thực dân nửa phong kiến ở thời điểm đó. Dử dụng nghệ thuật đối, đảo ngữ trong việc tái hiện cảnh thảm hại của kỳ thi và nói lên tâm sự của tác giả. Ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ có tính chất khẩu ngữ, trong sáng, giản dị nhưng đầy sức biểu cảm.
11.  Lai Tân Hồ Chí Minh Thơ Đường luật Bài thơ miêu tả thực trạng thối nát của chính quyền Trung Quốc dưới thời Tưởng Giới Thạch và thái độ châm biếm, mỉa mai sâu cay

- Ngòi bút miêu tả giản dị, chân thực.

- Lối viết mỉa mai sâu cay.

- Bút pháp trào phúng.

12.  Một số giọng điệu của tiếng cười thơ trào phúng Trần Thị Hoa Lê Văn nghị luận Văn bản đề cập đến những giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích...  
13.  Trưởng giả học làm sang Mô - li -e Kịch Văn bản khắc họa tính cách lố lăng của một tên trưởng giả đã dốt nát còn đòi học làm sang, tạo nên tiếng cười cho đọc giả. Sử dụng lời thoại sinh động, chân thực và phù hợp, nghệ thuật tăng cấp khiến cho lớp kịch càng ngày càng hấp dẫn, tính cách nhân vật được khắc họa thành công, rõ nét.
14.  Chùm truyện cười dân gian Việt Nam   Truyện cười Phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội. Truyện cười dân gian ngắn gọn với những tình huống hài hước, gây bất ngờ.
15.  Chùm ca dao trào phúng   Ca dao Văn bản đề cập đến những tiếng cười đồng thời qua đó, tỏ thái độ phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.  Hình thức thơ lục bát, có vần điệu, nhịp. 

Câu 2: 

Thể loại  Những điểm giống nhau Những điểm khác nhau
Hài kịch  Thông qua tiếng cười mỉa mai châm biếm để phê phán thói hư tật xấu của con người.  Trình bày dạng hài kịch với những đoạn hội thoại đặc sắc giữa các nhân vật, có chương hồi.
Truyện cười  Những câu chuyện dân gian ngắn gọn sử dụng ngôn từ giản dị và có các tình huống bất ngờ, hài hước.
Thơ trào phúng  Trình bày dưới hình thức một bài thơ phơi bày những thói hư tật xấu đồng thời thể hiện tình cảm, thái độ của tác giả.

Câu 3: 

Những nét giống nhau và khác nhau về thi luật giữa thơ thất ngôn bát cú và thơ tứ tuyệt Đường luật: 

- Giống nhau:

+ Đều là thể thơ Đường luật

+ Đều có 7 chữ trên 1 câu

- Khác nhau:

+ Thất ngôn tứ tuyệt thì có 4 câu trên 1 bài

+ Thất ngôn bát cú thì có 8 câu trên 1 bài.

Câu 4: 

STT Nội dung tiếng Việt Khái niệm cần nắm vững Dạng bài tập thực hành
 1  Biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương  Biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương  - Nhận biết biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương

- Sử dụng biệt ngữ xã hội, từ ngữ địa phương

2

Từ tượng hình và từ tượng thanh

Biện pháp tu từ đảo ngữ

Từ tượng hình và từ tượng thanh

Biện pháp tu từ đảo ngữ

- Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ

- Nêu tác dụng của từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ đảo ngữ

3

Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Nhận biết:

- Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Nêu tác dụng của:

- Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

Tạo lập:

- Đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

- Đoạn văn song song và đoạn văn phối hợp

4

Yếu tố Hán Việt thông dụng

Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Sắc thái nghĩa của từ ngữ

- Giải nghĩa và sử dụng yếu tố/từ ngữ chứa yếu tố Hán Việt

- Phân biệt sắc thái nghĩa và sử dụng từ ngữ phù hợp theo sắc thái

5

Câu hỏi tu từ

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Câu hỏi tu từ

Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Nhận biết:

- Câu hỏi tu từ

- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn

Nêu tác dụng của việc sử dụng:

- Câu hỏi tu từ

- Nghĩa hàm ẩn

Giải thích nghĩa một số câu tục ngữ thông dụng

Câu 5: 

STT Kiểu bài viết Yêu cầu của kiểu bài Đề tài đã thực hành viết
 1  Viết bài văn kể lại một chuyến đi - Giới thiệu được lí do, mục đích của chuyến tham quan một di tích lịch sử, văn hoá.

- Kể được diễn biến chuyến tham quan (trên đường đi, trình tự những điểm đến thăm, những hoạt động chính trong chuyến đi,...).

- Nêu được ấn tượng vẻ những đặc điểm nổi bật của di tích (phong cảnh, con người, công trình kiến trúc,...).

- Thể hiện được cảm xúc, suy nghĩ về chuyến đi.

- Sử dụng được yếu tố miêu tả, biểu cảm trong bài viết.

Thuật lại một chuyến đi tham quan một di tích lịch sử, văn hóa để lại cho em ấn tượng sâu sắc, khó quên.
2 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm.

- Giới thiệu đề tài, thể thơ.

- Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ.

- Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ.

- Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

Viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.
3 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Giới thiệu vấn đề cần bàn luận

- Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử

- Tiếp tục dùng lí lẽ để mở rộng ý nghĩa của việc hiểu biết về lịch sử.

- Dùng lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ thực tế: có những bạn trẻ không quan tâm đến lịch sử dân tộc, hậu quả của tình trạng đó.

- Nêu ý nghĩa và vấn đề nghị luận và phương hướng hành động.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (con người trong mối quan hệ với cộng đồng, đất nước)
4 Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học

- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ.

- Phân tích nhan đề và đề tài.

- Phân tích nội dung trào phúng của bài thơ để làm rõ chủ đề.

- Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về nghệ thuật trào phúng.

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa của bài thơ.

Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (thơ trào phúng)
5 Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống

- Nêu vấn đề nghị luận

- Làm rõ vấn đề nghị luận

- Trình bày ý kiến phê phán.

- Đối thoại với ý kiến khác.

- Khẳng định ý kiến phê phán, rút ra bài học.

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề đời sống (một thói quen xấu của con người trong xã hội hiện đại)

Câu 6: 

- Cần chuẩn bị kỹ càng trước khi nói.

- Người nói có sự chuẩn bị chu đáo về vấn đề mà mình trình bày. Lắng nghe góp ý và phản hồi của người nghe để hoàn thiện và phát triển bài nói.

- Người nghe chăm chú lắng nghe phần trình bày của người nói, đưa ra những ý kiến đóng góp để hoàn thiện và phát triển chủ đề.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com