Bài tập 2. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:
“Trước khi Thừa chỉ Nguyễn Trãi trở về Lệ Chi Viên, lều Ngộ Vân vốn đã là kiểng chùa nhỏ hoang tàn từ lâu. [...] Thế là từ đó, họ biết nhau, thường lui tới giao du nơi lều Ngộ Vân ngày càng thân thiết. Hai người, kẻ mặc áo nâu sồng, người quyền quý cao sang khác hẳn nhau sự nghiệp ngoài đời... Nhưng để thù tiếp nhau khi cuộc cờ, khi luận bàn kim cổ, cả hai vị đều coi thường chấp nhất của hạng phàm phu, vượt lên trên thói tục hủ nho. Họ kính phục vì kiến thức là tri kỉ, xứng tay địch thủ hiếm gặp trong đời. Những lúc cao hứng nhất, cuộc cờ đều bất phân thắng bại, mãi cho tới khi mặt trời gác núi chưa thôi.”
(Trần Hạ Tháp, Cuộc cờ lều Ngộ Vân, in trong Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam về lịch sử từ 1986 đến nay, Đoàn Ánh Dương giới thiệu và tuyển chọn NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2016, tr. 216 – 218)
1. Chọn phương án trả lời đúng
Câu 1. Những yếu tố nào sau đây giúp em xác định đoạn trên được trích từ một truyện lịch sử?
A. Xuất hiện nhân vật có thật trong lịch sử
B. Có lời kể và lời đối thoại của nhân vật
C. Có thời điểm lịch sử cụ thể được nhắc đến
D. Có những từ ngữ phù hợp với cuộc sống thời xưa
Hướng dẫn trả lời
Đáp án A, C, D
Câu 2. Dòng nào sau đây khái quát đúng nội dung của đoạn trích?
A. Thái độ cung kính của Ngộ Vân khi gặp Nguyễn Trãi – một người lừng lẫy trong đời
B. Sự nể phục của Nguyễn Trãi trước Ngộ Vân – một nhà sư có kiến thức hơn người
C. Ca ngợi sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi – hai con người tài đức hiếm có một thời
D. Cơ duyên gặp gỡ và trở thành tri kỉ của nhau giữa sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi
Hướng dẫn trả lời
Đáp án D. Cơ duyên gặp gỡ và trở thành tri kỉ của nhau giữa sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi
2. Trả lời các câu hỏi
Câu 1. Đoạn trích nằm ở vị trí nào của tác phẩm? Dựa vào đâu em nhận biết được điều đó?
Hướng dẫn trả lời:
Đoạn trích nằm ở phần đầu của tác phẩm. Có hai dấu hiệu cơ bản giúp ta nhận biết điều đó. Thứ nhất, đoạn văn mở đầu có tính chất giới thiệu về nói dung sẽ triển khai ở các phần sau. Thứ hai, con số 1 đánh dấu phần đầu tiên của văn bản.
Câu 2. Chỉ ra các từ ngữ xưng hô được sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi sử dụng khi đối thoại với nhau. Qua lời kể chuyện và cách xưng hô của hai nhân vật, em hiểu như thế nào về mối quan hệ giữa họ?
Hướng dẫn trả lời:
Khi đối thoại với nhau, sư Ngộ Vân tự xưng là bần tăng, gọi Nguyễn Trãi là tôn ông, ngài; Nguyễn Trãi tự xưng là Trãi này, tục khách, gọi Ngộ Vân là đại sư, ngài. Qua nội dung thể hiện ở lời kể chuyện và cách xưng hô của các nhân vật, ta biết rằng, quan hệ giữa sư Ngộ Vân và Nguyễn Trãi là quan hệ có tính chất xã giao ban đầu, cung kính tôn trọng nhau, nhưng qua lời đối thoại, sư Ngộ Văn biết được người đối thoại với mình chính là Nguyễn Trãi – một bậc đại thần có công với đất nước mà ông từng nghe tiếng tăm lừng lẫy. Nguyễn Trãi thì nhận thấy sư Ngộ Vân là một bậc cao minh đắc đạo, có “pháp nhãn tinh vi, nhìn thấu bản chất con người. Nhờ đó, dần dần họ trở thành tri kỉ của nhau.
Câu 3. Nêu cảm nhận của em về phẩm chất, nhân cách của nhân vật Nguyễn Trãi qua đoạn trích.
Hướng dẫn trả lời:
Lai lịch, phẩm chất và nhân cách của Nguyễn Trãi khi thì được miêu tả trực tiếp qua lời người kể chuyện (về Lệ Chi Viên, ông mặc áo vải thô, đi giày có tìm hiểu dân tình); qua những lời đối thoại với sư Ngộ Vân (thái độ khiêm tốn, tôn trọng, cung kính). Đặc biệt, qua thái độ và cái nhìn của sư Ngộ Vận đối với Nguyễn Trãi, ta hiểu Nguyễn Trãi là người quyền quý cao sang nhưng hết sức giản dị và gần gũi, coi trọng tình người, đề cao thiện tâm, vượt lên trên mọi thứ sách vở. Đó là một con người vĩ đại.