Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài 5: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 4)

Hướng dẫn giải Bài 5 Những câu chuyện hài: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 4), sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 4. Đọc trích đoạn vở hài kịch Lão hà tiện (Mô-li-e) và trả lời các câu hỏi:

“HỒI III LỚP I

ÁC-PA-GÔNG, CỜ-LÊ-ĂNG, Ê-LI-DƠ, VA-LE-RƠ, BÀ CỜ-LỐT, BÁC GIẮC, BỜ-RANH-ĐA-VOAN, LA MÉC-LUY-SƠ

Ác-pa-gông: – Nào, lại cả đây để tôi phân lệnh chốc nữa làm và cắt việc cho mỗi người. Lại gần đây, bà Cờ-lốt. Bắt đầu là bà nhé. (Bà Cờ-lốt cầm cái chổi.) Được, bà sẵn khí giới cầm tay rồi. Tôi trao cho bà nhiệm vụ lau chùi mọi nơi, và nhất là cẩn thận đừng có các đồ gỗ mạnh quá, sợ mòn mất. Ngoài việc ấy, tôi uỷ cho bà, lúc bữa ăn tối, quân giám chai lọ; nếu để thất lạc cái nào và đánh vỡ cái gì, tôi sẽ bắt đến bà rồi trở vào tiến công.

Bác Giắc: (nói riêng) – Hình phạt thiết thực gớm!

[...]

Bác Giắc: – Món đầu vị...

Ác-pa-gông: (lại lấy tay bịt miệng bác Giắc) – Nữa kia à?”

(Mô-li-e, Lão hà tiện, Đỗ Đức Hiểu dịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 2020, tr. 74 – 79)

Câu 1. Qua đoạn trích, em nhận thấy nhân vật Ác-pa-gông là người có tính cách như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Đây là đoạn ông Ác-pa-gông chuẩn bị bữa tiệc để mời cô Ma-ri-an, người mà ông muốn lấy làm vợ. Qua đoạn trích, chắc hẳn em đã nhận ra ông là người hà tiện, keo kiệt. Nhan đề vở kịch cũng đã xác định cho người xem tính cách nổi bật của ông Ác-pa-gông. Nét tính cách này được thể hiện ở tất cả các hồi của vở kịch. Ví dụ như: dặn bà Cờ-lốt không cọ đồ gỗ mạnh quá vì sợ mòn và nếu để vỡ, mất đám chai lọ sẽ trừ tiền công; chỉ cho gia nhân pha rượu với nước lã; yêu cầu anh La Méc-luy-sơ có cái quần thủng đít hãy quay chỗ thủng vào tường;...

Câu 2. Nhận xét lời độc thoại của nhân vật bác Giác khi nghe ông Ác-pa-gông cắt đặt công việc.

Hướng dẫn trả lời:

Khi nghe ông Ác-pa-gông cắt đặt công việc cho đám gia nhân, bác Giác luôn có những phản ứng đối nghịch. Tuy nhiên, những phản ứng đó không bộc lộ cho ông Ác-pa-gông thấy mà biểu hiện bằng một số câu độc thoại (nói riêng). Những câu độc thoại này bộc lộ sự mỉa mai của bác Giắc với những ý kiến của chủ. Đây là cách tác giả để nhân vật phụ đánh giá về nhân vật chính, đồng thời cũng là sự thể hiện chuẩn mực thông thường khi nhìn những hành động đáng cười của lão hà tiện Ác-pa-gông.

Câu 3. Tại sao ông Ác-pa-gông bực tức khi thấy bác Giác nhạc đến tiền?

Hướng dẫn trả lời:

Ông Ác-pa-gông là người rất yêu tiền, tiền đối với ông có ý nghĩa hơn tất thảy. Khi bác Giắc nhắc đến tiền, ông thấy bực tức, thậm chí lên án những người mà theo ông lúc nào tiếng "tiền" cũng gắn vào "nơi cửa miệng". Điều này không chứng tỏ ông ghét những kẻ tôn thờ đồng tiền như ông mà ông ghét những người bắt ông phải đụng đến những đồng tiền của ông.

Câu 4. Nhận xét những món ăn mà bác Giác dự định nấu cho bữa tiệc. Thái độ của ông Ác-pa-gông khi nghe bác Giác nói về những món ăn đó như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Những món ăn bác Giắc nói đến đều là những món sơn hào hải vị, đắt tiền. Số món ăn và lượng thức ăn từng món cũng quá nhiều so với số lượng 8 – 10 người ăn. Ông Ác-pa-gông đã rất phẫn nộ khi nghe bác dự tính. Sự phẫn nộ ngày càng tăng: ban đầu chỉ đặt câu hỏi, sau đó lấy tay bịt miệng bác Giắc mấy lần, chửi rủa bác là "thằng phản chủ",...

Câu 5. Đoạn trích thể hiện mâu thuẫn gì giữa chủ nhà và gia nhân?

Hướng dẫn trả lời:

Trong số những người giúp việc nhà Ác-pa-gông, bác Giắc là đại diện bộc lộ mâu thuẫn giữa chủ nhà và gia nhân. Ban đầu là sự phản ứng của bác đối với cách cắt đặt công việc của chủ, sau đó là sự khiêu khích của bác đối với tính hà tiện của ông Ác-pa-gông. Bác càng cố tình chọc tức ông chủ, chúng ta càng thấy tính keo kiệt của nhân vật chính được tô đậm. Những người hầu trong nhà ông Ác-pa-gông không được chủ quan tâm và trả công thỏa đáng, người thì áo cũ đã có vết dầu mà không được may áo mới, người thì mặc quần thủng đít, người thì phải làm cả hai công việc đầu bếp và đánh xe, lại còn bắt nấu ăn ngon với một số tiền ít ỏi.

Câu 6. Chỉ ra thủ pháp trào phúng được dùng trong đoạn trích.

Hướng dẫn trả lời:

Những thủ pháp trào phúng được dùng trong đoạn trích: cường điệu, tạo đối nghịch, thoại bỏ lửng

Câu 7. Liệt kê các câu hỏi tu từ trong đoạn trích trên và chỉ ra dấu hiệu giúp em nhận biết đó là những câu hỏi tu từ.

Hướng dẫn trả lời:

Ví dự: “Con, thưa cha, con mà mặt sưng mày sỉa?". Câu này về hình thức là câu hỏi nhưng mục đích là phủ định ý kiến của ông Ác-pa-gông: “con không mặt sưng mày sỉa”.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT, Giải SBT Ngữ văn 8 KNTT tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài 5: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 4)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI


Copyright @2024 - Designed by baivan.net