Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài Ôn tập học kì I: Nói và nghe

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập học kì I: Nói và nghe, sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập. Có người đề xuất quy định cả nam và nữ đều phải mặc áo dài truyền thống nơi công sở. Hãy trình bày quan điểm của em về đề xuất trên.

Hướng dẫn trả lời:

Gợi ý: 

  • Áo dài truyền thống có những nét đẹp nào? Những nét đẹp đó cần duy trì ở những phạm vi nào? 

Áo dài được xem là biểu tượng văn hóa gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Việt Nam. Trải qua nhiều thời gian thăng trầm và phát triển, chiếc áo dài Việt Nam không ngừng thay đổi nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. Khơi dậy niềm tự hào và góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của người phụ nữ Việt Nam.

Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến “Áo dài”. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Cách đây hơn 1000 năm, khi Hai Bà Trưng cưỡi voi đeo lọng, hình ảnh áo dài Việt Nam đã xuất hiện trong đời sống người Việt hay xuất hiện trên các trống đồng Ngọc Lũ, Hòa Bình, Hoàng Hạ và thạp đồng Đào Thịnh. Nói chung, tà áo dài Việt đã đi cùng những năm tháng hào hùng của dân tộc, trở thành niềm tự hào, biểu tượng của người Việt Nam được bạn bè quốc tế ghi nhận. Theo từng thời kỳ cùng với những diễn biến của tiến trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài vẫn luôn trường tồn theo dòng thời gian. Đây vẫn là trang phục truyền thống mang đậm dấu ấn lịch sử lâu đời của Việt Nam ngàn năm văn hiến. 

Chiếc áo dài Việt Nam tượng trưng cho sự thuần khiết, bên trong chiếc áo dài tưởng như đơn giản nhưng lại chứa đựng rất nhiều ý nghĩa. Tà áo dài truyền thống được người Việt Nam bảo tồn qua nhiều thời kì, trân trọng để truyền lại cho thế hệ mai sau. Áo dài cũng là minh chứng cho sự thay đổi của Việt Nam, trường tồn với thời gian, trở thành quốc phục của đất nước Đã từ lâu, áo dài là một biểu tượng văn hóa gắn liền với hình tượng phụ nữ Việt Nam. Qua nhiều thời kỳ phát triển, tà áo dài không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tính truyền thống, góp phần tôn lên vẻ đẹp thanh lịch, dịu dàng của những người phụ nữ Việt. Áo dài là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam bởi chứa đựng trong đó là những tinh hoa, tâm hồn, tính cách của người Việt Nam. Dẫu trải qua nhiều thăng trầm nhưng đến nay, chiếc áo dài vẫn giữ nguyên giá trị trong đời sống văn hóa và tinh thần trong xã hội Việt Nam.

  • Vì sao quy định cả nam và nữ đều phải mặc áo dài truyền thống nơi công sở là hợp lí?

Ngày nay, áo dài được sử dụng trong nhiều sự kiện, từ những nghi lễ trang trọng trong gia đình, công sở, xã hội, ngoại giao… cho đến biểu diễn nghệ thuật, ứng dụng hằng ngày, nhất là vào dịp lễ hội, Tết cổ truyền; trình diễn trong các kỳ festival, tuần lễ thời trang, thi hoa hậu, người đẹp trong và ngoài nước. Chính vì vậy, bên cạnh việc tạo điểm nhấn cho bộ áo dài thì việc gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống cũng không kém phần quan trọng. Có như vậy mới tô điểm thêm cho vẻ đẹp duyên dáng của người dân Việt, đồng thời cũng là một “sứ giả văn hóa” giới thiệu hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

  • Phản đề: Dẫn chứng minh họa:

Tuy nhiên, áo dài nam cũng có những nhược điểm nhất định. Bởi thế, khi chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, khuyến khích công chức nam ngành văn hóa mặc áo dài trong ngày đầu tuần, đã có nhiều ý kiến khác nhau. Việc gìn giữ, phát huy giá trị, sử dụng chiếc áo dài là cần thiết, nhưng vấn đề là ứng dụng ra sao cho phù hợp bối cảnh xã hội hiện đại. Chiếc áo dài năm thân truyền thống dùng hai lớp vải, khá dày, không phù hợp với thời tiết nắng nóng tại nhiều địa phương, đồng thời cũng làm tăng giá thành, khó tiếp cận với giới trẻ. Thạc sĩ Nguyễn Kim Hương - Giảng viên Thiết kế thời trang, Trường đại học Kiến trúc Hà Nội cho rằng, việc cách tân áo dài để phù hợp với cuộc sống là xu thế tất yếu. Bà Nguyễn Kim Hương nhấn mạnh: “Cách tân áo dài là một xu hướng để phù hợp với cuộc sống hôm nay, để có thể mặc trong cả lúc đi làm, đi chơi, chứ không chỉ trong sự kiện; cách tân phải bảo đảm được yếu tố cổ truyền, tôn trọng bản sắc cá nhân, tiện lợi. Nhưng đừng cách tân quá đà có thể dẫn đến không phù hợp, thậm chí phản cảm”...

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT, Giải SBT Ngữ văn 8 KNTT tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài Ôn tập học kì I:Nói và nghe

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com