Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài 4: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 3)

Hướng dẫn giải Bài 4 Tiếng cười trào phúng trong thơ: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 3), sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 3. Đọc lại bài thơ Vịnh cây vòng của Nguyễn Công Trứ trong SGK (tr. 98) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1. Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu những dấu hiệu giúp em nhận biết điều đó.

Hướng dẫn trả lời:

Bài thơ Vịnh cây vông được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật. Những dấu hiệu giúp nhận biết điều đó:

– Bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

– Bài thơ tuân thủ đúng quy định về luật (luật bằng): thanh điệu của các tiếng thứ 2, 4 và 6 trong mỗi câu xen kẽ bằng – trắc; trong một cặp câu (một liên), thanh điệu của các tiếng tương ứng ở vị trí thứ 2, 4 và 6 ngược nhau.

– Giữa các câu 2 và 3, 4 và 5, 6 và 7 đảm bảo về niêm (các tiếng thứ 2 trong mỗi

cặp câu niệm với nhau có thanh điệu cùng loại, bằng hoặc trắc).

– Tiếng cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 dùng chung vẫn (ông, hoặc âm gần là ong).

Câu 2. Bài thơ gồm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần.

Hướng dẫn trả lời:

Có thể chia bài thơ thành 4 phần theo cách phân chia bố cục thường gặp của bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

- Đề: Đặt vấn đề về giá trị kém cỏi của cây vông (so với những loài cây khác, như biền, nam, khởi, tử,...).

– Thực: Làm rõ sự kém giá trị của cây vông.

– Luận: Bàn thêm về giá trị của cây vông (có một chút giá trị, nhưng không đáng kể).

– Kết: Khẳng định bản chất kém giá trị của loài cây này.

Câu 3. “Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm nào?

Hướng dẫn trả lời:

“Sự bất toàn” của cây vông được thể hiện ở những đặc điểm:

- Chất gỗ xốp, thân lắm gai – những đặc tính không hữu ích để dùng làm rường cột.

- Cây dẫu cao lớn cũng chỉ có thể dùng làm bờ rào.

Câu 4. Theo em, khi đánh giá về tác dụng của cây vông, vì sao tác giả dùng từ lương đống, phiên li thay vì rường cột, phên giậu?

Hướng dẫn trả lời:

Các từ lương đống, phân li là từ Hán Việt, có sắc thái trang trọng hơn các từ đồng nghĩa với nó như rường cột, phên giậu. Dùng từ ngữ mang sắc thái trang trọng khi đánh giá về tác dụng của cây vông nhưng lại là sự phủ nhận, đánh giá thấp (không nên mặt, chút đỡ lòng) tạo giọng điệu vừa mỉa mai – châm biếm vừa đã kích.

Câu 5. Phân tích cách sử dụng từ “khen” trong câu thơ cuối của bài thơ.

Hướng dẫn trả lời:

Từ khen được dùng với nghĩa mỉa mai, thực chất là chê. Mượn hình ảnh cây vông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại. Nguyễn Công Trứ vịnh cây vông, nhưng cả tám câu thơ đều nhằm vào công kích ông Quyền. Hai câu luận 5 và 6 chỉ rõ Hà Tôn Quyền không phải là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi. Nhưng đặc biệt nặng đòn và hợp cảnh là hai câu kết “Đã biết nòi nào thời giống nấy / Khen cho rứa cũng trổ ra bông”. Hắn là tiêu biểu cho bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.

Câu 6. Tác giả dùng hình tượng cây vông nhằm châm biếm, đả kích đối tượng nào trong xã hội?

Hướng dẫn trả lời:

Hình tượng cây vông là một ẩn dụ, có thể gợi liên tưởng tới nhiều đối tượng khác nhau trong xã hội: những kẻ bất tài, không có ý thức rèn luyện để gánh vác trọng trách.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT, Giải SBT Ngữ văn 8 KNTT tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài 4: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 3)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com