Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

SAU KHI ĐỌC 

Câu hỏi 1. Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là gì? Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới?

Câu hỏi 2. Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu.

Câu hỏi 3. Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng mà văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu nào? Vì sao?

Câu hỏi 4. Trình bày cách hiểu của em về nhận định: "Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn".

Câu hỏi 5. Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trao phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng?

Câu trả lời:

Câu hỏi 1. 

Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn phong trào phúng là những sự vật, sự việc không hoàn hảo, không được trọn vẹn xoay quanh cuộc sống. Tiếng cười trào phúng thường nhằm tới những đối tượng cụ thể là nét bi hài, mỉa mia, chấm biếm và lên án,…

Câu hỏi 2.

Giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng được văn bản đề cập đến là sự hài hước, khinh bỉ, đả kích và phê phán. Từng giọng điệu đều có những dấu hệu nhận biết rõ ràng:

  • Hài hước là cách bông đùa vu vơ, nhẹ nhàng kết hợp các yếu tố mới lạ, lu mờ đi những khuôn khổ thân quen. Hai câu thực và hai câu luận của bài thơ sử dụng câu từ, hình ảnh mang tính chất đối, chế giễu.
  • Khinh bỉ, đả kích là những yếu tố thiếu logic, đi ngược lại với trật tự đạo lí thường tình. Tạo nên tiếng cười phê phán, lên án thói tự mãn, đạo đức giả,…
  • Phê phán mang tính chất phủ nhận gay gắt, quyết liệt thể hiện qua niệm về nhân sinh, đạo đức con người.

Câu hỏi 3.

Tiếng cười trào phúng trong thơ của Tú Xương nổi bật lên với tính nghệ thuật độc đáo, ca từ mang tính răn đe quyết liệt, không mềm mỏng, răn đe. Xuất phát từ nỗi lo, quan tâm đến vận mệnh của nhân dân, của đất nước. 

Câu hỏi 4. 

Tiếng cười trong văn chương xuất hiện muộn và không đều đặn trong các tác phẩm văn học viết thời trung đại. Đặc biệt ở thể loại truyện ngắn/truyện văn xuôi chữ Hán, phải đến cuối thế kỷ XIV sang thế kỷ XVI, tiếng cười hiếm hoi mới thực sự xuất hiện một cách dè dặt. 

Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay. 

Đọc truyện ngắn Nam Cao, điều đầu tiên ai cũng phải phì cười bởi cái lối mỉa mai, bêu riếu của ông khi khắc họa ngoại hình nhân vật. Dị dạng nhân vật của Nam Cao làm người ta không khỏi phải liên tưởng đến những tuồng diễn mà nhân vật phải khéo chọn lựa kiểu hóa trang thật quái dị để kích thích người xem như một trò hề. Từ Thị Nở, Lang Rận cho đến Trạch Văn Đoành, Bình, mụ Lợi… đều là những “biếm họa” mà với những họa sĩ nếu không thuộc sở trường thì cố tình vẫn không thể bịa ra nổi. Nam Cao không chỉ dừng lại ở bản thân hiện tượng, tiếng cười của ông gắn liền với tính cách, số phận và cảnh ngộ nhân vật. Thị Nở, với tính dở hơi, đang yêu nửa chừng bỗng dừng phắt lại để hỏi bà cô của thị. Tính cách của bốn anh chàng tiểu tư sản trí thức buồn cười thay vì họ cười cái “nhỏ nhen”, nhưng thật sự họ “nhỏ nhen”. Tính cách tưng tửng không hợp thời cho lắm của ông Cửu Đoành, lối tỏ tình quê kệch của Lang Rận và mụ Lợi. Hoặc từ những toan tính nhỏ mọn làm cho nhân vật loay hoay như những con rối của Hộ, của Điền… làm chúng ta không khỏi phải buồn cười (là cười mà… buồn!). Nhưng đây không phải là những nụ cười trọn vẹn. Cạnh cái “vô duyên” của tính cách Thị Nở là một nhát dao, cắt đứt số phận Chí Phèo, là nguyên cớ khiến Chí bị khướt từ làm người. Truyện Nhỏ nhen là một khái quát triết lý về sự đời của Nam Cao. Đó không phải là một câu chuyện hài hước, mà là một dấu hỏi lớn đòi sự trả lời về vấn đề nhân tính ngay cả những người thấu hiểu về nó nhất. Nhân vật Trạch Văn Đoành, nói theo cách của Nam Cao là “như súng thần công” đã “bắn” vào sự đê tiện, bần cùng của đời sống hủ lậu. Lối tỏ tình của Lang Rận và mụ Lợi buồn cười đấy, nhưng nó đẹp làm sao, trong sáng và đáng yêu làm sao. Vì đó là tình yêu chân thật. Nên khi bị xúc phạm danh dự, họ lấy cái chết làm sự giải thoát. Nhưng ghì sát đất bởi miếng ăn manh áo đó là bi kịch đối với những người luôn có khát vọng vươn tới cao cả. Cho nên cười đó rồi lại quên ngay. Vì đằng sau nó ẩn giấu nhiều nỗi niềm quá lớn! 

Đôi lúc tiếng cười của Nam Cao là tiếng cười châm biếm, trào lộng. Nam Cao châm biếm phần lớn tầng lớp nông dân tin mù quáng vào số mệnh (Xem bói), túng thiếu nhưng sa vào rượu chè, cờ bạc và danh vọng hão huyền (Trẻ con không được ăn thịt chó, Mua nhà, Mua danh…). Người đọc, sau khi cười những thói tật, những suy nghĩ không mấy tốt lành ấy lại không khỏi ngậm ngùi bởi hậu quả đáng thương mà bi kịch tất yếu phải xảy ra của hoàn cảnh đối với nhân vật. Văn Nam Cao dẫn người đọc đi từ trách móc đến thương hại và sau cùng là cảm thông hoàn toàn. Tiếng cười Nam Cao vì thế không bao giờ là tiếng cười mỉa mai, châm chọc từ bên ngoài. Mà là tiếng cười chuyển dần sang sắc thái ngầm ẩn bên trong, cất lên chua chát từ nội tâm con người. Rõ ràng Nam Cao quan tâm đến việc băng bó chữa trị vết thương cho tâm hồn con người nhiều hơn là xoáy sâu vào vết thương ấy bằng tiếng cười của mình. Buồn cười nhưng đáng thương, nhẹ nhàng và độ lượng. Đó là nét chính khó lẫn giữa Nam Cao với giọng điệu của một nhà văn nào khác về tiếng cười.

Có thể thấy, tiếng cười trong văn chương và thơ trào phúng không chỉ mang đến tiếng cười cho độc giả mà còn mang đến những giá trị nhân sinh, giá trị nhân đạo thông qua những thủ pháp "châm biếm" ấy. 

Câu hỏi 5. 

Sau khi tìm hiểu và vận dụng trí thức qua văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng. Em nhận thấy hai bài thơ “Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu” và “Lai Tân” sử dụng giọng điệu mang tính chất châm biếm, đả kích vừa nhẹ nhàng vừa quyết liệt.

Xem thêm các môn học

Giải ngữ văn 8 KNTT mới

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 1

BÀI 1: CÂU CHUYỆN CỦA LỊCH SỬ

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI

NGỮ VĂN 8 KẾT NÔI TRI THỨC TẬP 2

BÀI 6. CHÂN DUNG CUỘC SỐNG

BÀI 8. NHÀ VĂN VÀ TRANG VIẾT

BÀI 9. HÔM NAY VÀ NGÀY MAI

BÀI 10. SÁCH - NGƯỜI BẠN ĐỒNG HÀNH


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com