Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài 4: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 7)

Hướng dẫn giải Bài 4 Tiếng cười trào phúng trong thơ: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 7), sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 7. Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

BỐN CÁI MONG CỦA THÀY PHÁN

Làm nghề thày kí với thày thông

Sống ở trên đời có bốn mong:

Mong tháng chóng qua, tiền chóng lĩnh,

Mong giờ mau hết, việc mau xong.

Miền đay mong được dăm mười chiếc,

Lương bổng mong tăng sáu bảy đồng.

Hãy tạm thời nay mong thế thế,

Còn bao mong nữa xếp bên lòng.

(Tú Mỡ, in trong Tú Mỡ toàn tập, tập I, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, tr. 28 – 29)

Câu 1. Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tiếng cười trào phúng trong bài thơ nhằm tới những nhân vật làm công ăn lương trong các công sở thời Pháp thuộc.

Câu 2. Các nhân vật trong bài thơ mong ước điều gì? Vì sao những mong ước ấy đáng chê cười?

Hướng dẫn trả lời:

 Các nhân vật trong bài thơ đã nêu lên bốn mong ước: tiền nhanh có, việc nhanh xong, khen thưởng nhiều, lương tăng cao.

Lí do những mong ước ấy đáng chê cười: những mong ước đó là vô lí vì tự chúng mâu thuẫn nhau (làm ít nhưng lại muốn được hưởng nhiều).

Câu 3. Hãy làm rõ tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực.

Hướng dẫn trả lời:

Tác dụng tạo tiếng cười trào phúng của phép đối trong hai câu thực của bài thơ: Hai câu thực là sự hô ứng lẫn nhau để tạo tiếng cười trào phúng.

– Cả hai vế đối đều thể hiện mong ước thời gian trôi nhanh hơn bình thường (tháng chóng qua, giờ mau hết) là mong ước hão huyền; về trước mong chóng được lĩnh tiền lương, vế sau lại mong việc mau xong → tạo tiếng cười châm biếm về sự hão huyền, phi lí, phi thực tế của mong ước.

– Cả hai vế đều cho thấy các nhân vật chỉ muốn được nhàn thân và hưởng thụ, dù đang gánh vác việc công → tạo tiếng cười đả kích, phê phán.

Câu 4. Phân tích dụng ý của tác giả khi sử dụng các số từ trong hai câu luận.

Hướng dẫn trả lời:

Các số từ trong hai câu luận của bài thơ: dăm mười, sáu bảy không mang tính định lượng chính xác, chỉ mang tính tương đối, đại khái, biểu thị ý nghĩa là khá nhiều.

Câu 5. Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ là gì? Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết điều đó?

Hướng dẫn trả lời:

Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ và những dấu hiệu nhận biết:

Giọng điệu mỉa mai – châm biếm:

+ Lặp từ mong: mỉa mai mong ước hão huyền, phi thực tế.

+ Nghệ thuật đối: tạo sự cộng hưởng, hô ứng nhằm chế nhạo những suy nghĩ viển vông của các nhân vật.

Giọng điệu đả kích: dùng từ ngữ mang sắc thái suồng sã (dăm mười, sải bảy, thế thế) để phủ nhận quan niệm nhân sinh của các nhân vật.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT, Giải SBT Ngữ văn 8 KNTT tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài 4: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 7)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com