Soạn SBT Ngữ văn 8 kết nối Bài Ôn tập học kì I: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 1)

Hướng dẫn giải Bài Ôn tập học kì Ii: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 1), sách bài tập Ngữ văn 8 Kết nối tri thức tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

Bài tập 1. Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu nêu ở dưới:

TỰ TÌNH (II)

Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn!
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi, xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con.

(Hồ Xuân Hương, dẫn theo Lê Trí Viễn – Lê Xuân Lít – Nguyễn Đức Quyền, Nghĩ về thơ Hồ Xuân Hương, NXB Giáo dục, 1999, tr. 4)

1. Chọn phương án trả lời đúng
Câu 1. Dòng nào sau đây KHÔNG có tác dụng giúp em xác định thể thơ của bài thơ Tự tình (II)?
A. Số câu trong bài thơ và số chữ trong từng câu thơ
B. Cách hiệp vần theo quy định mà bài thơ đã thể hiện
C. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của bài thơ
D. Quy định về thanh điệu của một số tiếng trong các câu thơ
Câu 2. Phép đối được sử dụng ở những câu thơ nào của bài thơ?
A. Câu 1 – 2 và câu 3 – 4
B. Câu 3 – 4 và câu 5 – 6
C. Câu 5 – 6 và câu 7 – 8
D. Câu 4 – 5 và câu 6 – 7
Hướng dẫn trả lời:
Câu 1. Đáp án C. Cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh của bài thơ
Câu 2. Đáp án B. Câu 3 – 4 và câu 5 – 6
2. Trả lời các câu hỏi 
Câu 1. Xác định cảm hứng chủ đạo của bài thơ và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.

Hướng dẫn trả lời:

Nỗi cô đơn, sự bẽ bàng về duyên phận hẩm hiu khi tuổi xuân thể dựa vào một số yếu tố sau: đang qua – đó là cảm hứng chủ đạo của bài thơ. Để xác định điều này, ta có
– Thời gian: đêm khuya; tiếng trống sang canh như thể hiện sự hối thúc của thời gian; xuân qua rồi xuân lại tới như một sự trêu ngươi.
– Thiên nhiên: trăng khuyết chưa tròn như biểu tượng về sự không viên mãn của số phận; những hình ảnh gây cảm giác bất an (rêu thì xiên ngang mặt đất, đá thì đâm toạc chân mây).
– Ý thức về bản thân: trơ cái hồng nhan, ngán cho số phận, cho tình duyên bèo bọt (Mảnh tình san sẻ tí con con).
Câu 2. Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ và nét độc đáo của hình ảnh thơ được sử dụng ở hai câu thơ:

Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.

Hướng dẫn trả lời:

Ở hai câu luận, tác giả sử dụng rất đắt biện pháp tu từ đảo ngữ. Theo cấu trúc thông thường, chủ ngữ đứng trước vị ngữ: Từng đám rêu xiên ngang mặt đất; Mấy hòn đá đâm toạc chân mây. Ở đây, do yêu cầu về ngữ âm của thơ Đường luật và yêu cầu biểu đạt, tác giả đã đảo vị trí hai thành phần câu (vị ngữ đứng trước chủ ngữ). Biện pháp tu từ đảo ngữ được sử dụng trong câu thơ có tác dụng nhấn mạnh cái ngang ngạnh, phá phách, gây sự của rêu, của đá, gây bất thường, bất an. Những hình ảnh thiên nhiên có tính chất đặc biệt như thế là kết quả của cái nhìn đầy chủ quan, với một tâm trạng ngổn ngang trăm nỗi của chủ thể trữ tình.
Câu 3. Nêu cách hiểu của em về từ tự tình được tác giả dùng làm nhan đề bài thơ. Tính chất tự tình thể hiện như thế nào trong bài thơ?
Hướng dẫn trả lời: 

Tự tình có nghĩa là giãi bày, bộc lộ tâm sự, tình cảm. Từ này được dùng làm nhan đề rất phù hợp với nội dung của bài thơ. Đọc lên, ta cảm nhận rất rõ những nỗi niềm u uất, buồn chán của chủ thể trữ tình. Nó thấm vào âm điệu và từng từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ.

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT, Giải SBT Ngữ văn 8 KNTT tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 8 KNTT Bài Ôn tập học kì I: Đọc hiểu và thực hành tiếng việt (Bài tập 1)

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 8 tập 1 kết nối tri thức

BÀI 4: TIẾNG CƯỜI TRÀO PHÚNG TRONG THƠ

BÀI 5: NHỮNG CÂU CHUYỆN HÀI


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com