Soạn mới giáo án Mĩ thuật 4 KNTT chủ đề 1: Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 4 kết nối tri thức bài Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1: VẺ ĐẸP TRONG ĐIÊU KHẮC ĐÌNH LÀNG VIỆT NAM

 (4 TIẾT)

 

  1. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
  2. Kiến thức

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Nhận định được một số hình thức biểu hiện của điêu khắc đình làng (chạm khắc gỗ, tượng tròn).
  • Biết và giới thiệu về vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng.
  • Biết về giá trị thẩm mĩ của di sản mĩ thuật.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động mĩ thuật.
  • Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV.
  • Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

Năng lực riêng:

  • Biết cách mô phỏng, khái thác vẻ đẹp của tượng, phù điêu ở đình làng bằng vật liệu sẵn có.
  • Khai thác được vẻ đẹp tạo hình trong điêu khắc đình làng để thiết kế một món quà lưu niệm.
  • Sử dụng chất liệu phù hợp trong thực hành, sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D bằng hình thức nặn hoặc đắp nổi.
  1. Phẩm chất
  • Có tình cảm yêu quý những di sản mĩ thuật của quê hương, đất nước.
  • Yêu thích vận dụng đa dạng các yếu tố mĩ thuật trong tạo hình, thiết kế SPMT.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • - Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, thực hành.
  • - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án.
  • Một số hình ảnh, clip giới thiệu về chạm khắc gỗ, tượng tròn ở đình làng để trình chiếu trên PowerPoint cho HS quan sát.
  • Hình ảnh SPMT mô phỏng hoặc khai thác vẻ đẹp từ điêu khắc đình làng với nhiều chất liệu và hình thức khác nhau để làm minh họa cho HS quan sát trực tiếp.
  1. Đối với học sinh
  • SGK Mĩ thuật 4.
  • Vở bài tập Mĩ thuật 4.
  • Đồ dùng học tập: bút chì, bút lông, màu sáp, đất nặn, keo dán, giấy màu, màu goát (hoặc chất liệu tương đương), vật liệu tái sử dụng/ sẵn có,…

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS xem video sau:

- GV đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về nghệ thuật chạm khắc đình làng Việt sau khi xem video?

- GV mời đại diện 1- 2 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Những mái đình làng được chạm khắc rất tinh xảo và tỉ mỉ.

+ Những mái đình làng thường được chạm khắc hình các con vật như tứ linh: long, ly, quy, phụng, lân, nghê,… hoặc hình ảnh cá chép, hổ,… Chất liệu chủ yếu là gỗ.

- GV dẫn dắt và giới thiệu bài đọc: Đình là nơi chứng kiến những cảnh sinh hoạt, những thay đổi trong đời sống của nông thôn Việt Nam. Mái đình làng là một trong những nét văn hóa độc đáo của làng quê Việt Nam đã có từ bao đời nay. Để tìm hiểu về vẻ đẹp của kiến trúc đình làng, chúng ta cùng đến với bài học hôm nay – Chủ đề 1: Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động,

- HS nhận biết được sự đa dạng, phong phú về tạo hình trong điêu khắc đình làng.

- HS nhận biết được hình thức thể hiện trong điêu khắc đình làng.

- HS nhận biết về một số chủ đề, chất liệu tạo hình thể hiện trong điêu khắc đình làng.

b. Cách tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Vẻ đẹp tạo hình trong chạm khắc gỗ ở đình làng:

- GV cho HS quan sát hình minh họa trong SGK tr.5 hoặc một số hình ảnh GV chuẩn bị thêm:

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi:

+ Có những hình ảnh nào trong hai bức chạm khắc dưới đây?

+ Điêu khắc đình làng thường được thể hiện bằng chất liệu gì?

+ Điêu khắc đình làng thường mô tả những nội dung gì trong cuộc sống?

- GV mời 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Những hình ảnh trong hai bức tranh là: con người, thần tiên, con vật (voi),…

+ Chất liệu: gỗ.

+ Nội dung: mô tả cảnh sinh hoạt dân gian của làng quê Việt Nam như tắm, ăn, ở, săn bắt, đuổi thú rừng,…

- GV chốt kiến thức:

+ Đình làng là nơi thờ những người có công đánh giặc mở mang bờ cõi, truyền nghề cho dân hay những vị thần trong truyền thuyết của người Việt, được triều đình sắc phòng và gọi là Thành Hoàng làng.

+ Đình làng được trang trí với nhiều mảng phù điêu bằng hình thức chạm khắc, trong đó có những đề tài gắn liền với hình ảnh quen thuộc của đời sống làng quê nông thôn.

- GV đặt thêm các câu hỏi:

+ Ngoài các hình minh họa, em còn biết đến những bức chạm khắc gỗ nào? Ở đâu?

+ Hình tượng nhân vật trong bức chạm khắc gỗ nào ấn tượng với em? Vì sao?

+ Em sẽ mô phỏng hình ảnh ở bức chạm khắc nào trong phần thực hành của mình?

- GV mời 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV trình chiếu hình ảnh đình làng để HS quan sát:

Nghê sánh đôi với phượng trong mảng trang trí ở đình làng Đình Bảng (Bắc Ninh)

Rồng, Phượng, Hổ phù… trên con rường ở xà nách đình làng Nội Hạc, Bắc Giang.

Mảng chạm rồng thể hiện thần thái uy nghi, nhưng cũng rất gần gũi đình Chu Quyến (Hà Nội)

- GV nhận xét, bổ sung.

- GV cho HS xem video sau

Nhiệm vụ 2: Vẻ đẹp tạo hình trong tượng tròn ở đình làng

- GV cho HS quan sát và tìm hiểu tượng chó đá trong khu vực quần thể đình, chùa Địch Vĩ – SGK tr.6:

- GV đặt câu hỏi:

+ Chất liệu để làm tượng là gì?

+ Tượng có giống hình ảnh con chó thật không? Vì sao?

+ Tượng con chó có đặc điểm gì?

- GV mời 2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét, bổ sung, kết luận:

+ Chất liệu: tượng đá.

+ Tượng không giống hình ảnh chó thật vì tượng được chạm khắc từ trí tưởng tượng thông qua truyền thuyết của người xưa

+ Đặc điểm: cao 1,4m; dưới chân có một đàn chó nhỏ;

- GV trình chiếu một số hình ảnh khác:

Chó đá canh đình Phù Trung (Đan Phượng, Hà Nội) được người dân coi là thần cẩu.

- GV tóm tắt và bổ sung theo nội dung ở phần Em có biết? – SGK tr.6: Đình làng là nơi:

+ Mục đích: thờ người có công với đất nước, thần linh, Thành hoàng làng.

+ Đặc điểm:

Ÿ Trang trí nhiều mảng phù điêu chạm khắc.

Ÿ Đề tài: gắn liền với đời sống làng quê nông thôn như: hoa lá, cây cỏ,… hoặc những sinh hoạt đời thường của cuộc sống nông thôn: tắm ao, kéo co, chèo thuyền, chọi gà, đấu vật,… hoặc hình ảnh linh vật: rồng, phượng,…

Ÿ Ý nghĩa: phản ảnh mơ ước về sự yên bình, hành phúc; thể hiện tinh thần lạc quan vào cuộc sống của nhân dân.

Hoạt động 2: Thể hiện

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động:

- HS biết được các bước cơ bản khi khai thác vẻ đẹp cảu điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT.

- HS thực hiện được SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở mức độ đơn giản theo hình thức đắp nổi hoặc nặn.

b. Cách tiến hành

- GV cho HS phân tích các bước thực hiện SPMT khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng ở SGK tr7, 8.

- GV chia lớp thành các nhóm (3 – 4 HS), yêu cầu  HS quan sát Hình trong SGK tr7, 8 và cho biết:

+ Nhóm chẵn: Hãy nêu các bước khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT theo hình thức đắp nổi.

+ Nhóm lẻ: Hãy nêu các bước khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT theo hình thức nặn.

- GV gọi đại diện các nhóm lên bảng trả lời.

- GV nhận xét, bổ sung và kết luận:

+ Các bước khai thác vẻ đẹp của điêu khắc đình làng trong sáng tạo SPMT theo hình thức đắp nổi:

Ÿ Bước 1: Nặn từng bộ phận của con voi.

Ÿ Bước 2: Gắn từng bộ phận đã nặn thành hình con voi.

Ÿ Bước 3: Nặn từng bộ phận người cầm cày.

Ÿ Bước 4: Gắn từng bộ phận đã nặn thành hình người cầm cày.

Ÿ Bước 5: Ghép các hình đã nặn thành sản phẩm hoàn chỉnh.

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

- HS lắng nghe GV đặt câu hỏi.

 

- HS trả lời.

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, ghi nhớ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV hỏi.

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

- HS xem video

 

 

 

 

 

- HS quan sát.

 

 

- HS lắng nghe.

 

 

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.  

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe và ghi bài.

 

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS thực hiện.

 

 

- HS trả lời.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

---------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 4 KNTT chủ đề 1: Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 4 KNTT mới, soạn giáo án mĩ thuật 4 mới kết nối bài Vẻ đẹp trong điêu khắc đình làng Việt Nam, giáo án soạn mới mĩ thuật 4 kết nối

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay