Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau chủ đề này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS từng bước bước vào bài học. b. Cách tiến hành - GV cho HS nghe và hát theo lời ca, giai điệu bài hát Tiếng ve gọi hè. https://www.youtube.com/watch?v=t9dwhYAJdMg - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy kể lại một kỉ niệm đẹp mà em đã trải qua vào mùa hè vừa rồi. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận. - GV dẫn dắt HS vào bài học: Những kỉ niệm đẹp là những khoảnh khắc đã xảy ra trong quá khứ mà ta luôn ghi nhớ. Dù nhỏ dù lớn, dù ít dù nhiều, mỗi kỉ niệm đều chứa đựng trong đó những giá trị, sức mạnh lớn lao. Nó luôn tồn tại, luôn hiện hữu và tác động lên chính cuộc sống của mỗi người. Để thực hành được kĩ năng khai thác hình ảnh từ những kỉ niệm đẹp trong cuộc sống vào thực hành, sáng tạo SPMT, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong chủ đề ngày hôm nay – Chủ đề 5: Những kỉ niệm đẹp. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Quan sát a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhận biết được sự đa dạng, phong phú về nội dung của chủ đề Những kỉ niệm đẹp được thể hiện trong cuộc sống. - Nhận biết những kỉ niệm đẹp được lưu giữ qua các hình ảnh, màu sắc thể hiện trong tranh của họa sĩ. - Nhận biết yếu tố tạo hình trong SPMT thể hiện chủ đề Những kỉ niệm đẹp. b. Cách tiến hành Nhiệm vụ 1: Hình ảnh lưu giữ kỉ niệm đẹp qua một số bức ảnh - GV trình chiếu cho HS quan sát Hình 1 – 3 SGK tr.33. - GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, quan sát hình ảnh và cho biết: Các bức ảnh đã lưu lại những khoảnh khắc nào? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Các bức ảnh đã lưu lại những khoảnh khắc: + Hình 1: Gia đình quây quần ngày Tết, cùng nhau gói và luộc bánh chưng. + Hình 2: Các em nhỏ thi nhảy bao bố tại Hội chợ xuân. + Hình 3: Các em nhỏ vùng Tây Bắc chơi kéo co. - GV mở rộng kiến thức, cho HS liên hệ thực tế: + Em hãy kể về một kỉ niệm đáng nhớ (hoạt động nào) ấn tượng với em. + Trong từng khoảnh khắc đẹp lưu giữ kỉ niệm đáng nhớ của em, có những hình ảnh nào nổi bật. + Hãy miêu tả quang cảnh diễn ra hoạt động đáng nhớ đó. - GV mời đại diện 1 – 2 HS xung phong chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, bổ sung. - GV trình chiếu cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về kỉ niệm đẹp: Nhiệm vụ 2: Hình ảnh những kỉ niệm đẹp qua tác phẩm mĩ thuật - GV hướng dẫn HS đọc thông tin về họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm SGK tr.34. - GV trình chiếu cho HS quan sát TPMT Trẻ em vui chơi của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm. - GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 HS/nhóm). - GV yêu cầu các nhóm quan sát hình ảnh, thảo luận và trả lời câu hỏi: + Chủ đề, nội dung của bức tranh diễn tả hoạt động gì? + Các hình ảnh chính, phụ trong tranh được sắp xếp như thế nào? + Màu sắc chủ đạo (gam màu chính) và cách sắp xếp màu sắc trong tranh như thế nào? - GV mời đại diện các nhóm trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: + Bức tranh Trẻ em vui chơi của họa sĩ Nguyễn Tư Nghiêm được sáng tác vào năm 1972 với chất liệu sơn mài truyền thống. + Bức tranh diễn tả không khí vui chơi của nhóm trẻ đang phá cỗ, trông trăng. + Hình ảnh các em bé chơi đùa rất hiền nhiên, say sưa, phần trung tâm bức tranh có em bé đang cầm đèn ông sao màu vàng tỏa sáng. Các em khác đang ngồi vẽ tranh xung quanh chuyện trò rôm rả. Tất cả hình ảnh này được họa sĩ thể hiện một cách hài hòa, thông qua những đường nét và màu sắc đơn giản, mộc mạc và gần gũi. + Cách xây dựng bố cục tròn khép kín cùng gam màu chủ đạo là nâu đỏ khiến người xem như đang được sống lại không khí Trung thu truyền thống xưa ấm cúng, bình yên và giàu màu sắc. - GV trình chiếu cho HS quan sát và thảo luận thêm một số TMPT về chủ đề Những kỉ niệm đẹp:
tranh sơn dầu của tác giả Đỗ Hữu Huề “Bác Hồ với Tây Nguyên” tranh bột màu của Xu Man - GV kết luận: + Các kỉ niệm được họa sĩ thể hiện trong tác phẩm thông qua các hoạt động hằng ngày của của cuộc sống. + Hình ảnh chính – phụ, các nhân vật trong từng tác phẩm được sắp xếp cân đối, làm nổi bật nội dung. Nhiệm vụ 3: Hình ảnh những kỉ niệm đẹp qua một số SPMT
|
- HS lắng nghe bài hát.
- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS lắng nghe, ghi nhớ, chuẩn bị vào bài học.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS thảo luận cặp đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS liên hệ thực tế.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS quan sát hình ảnh.
- HS đọc thầm.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS chia thành các nhóm. - HS thảo luận theo nhóm.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS lắng nghe, ghi nhớ, tiếp thu.
- HS quan sát hình ảnh. |
---------------- Còn tiếp -------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác