Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt vấn đề: Khi muốn nâng một vật, người ta cần tác dụng lực có hướng thẳng đứng lên trên (hình dưới). Có cách nào tận dụng được trọng lực của người để nâng được vật lên cao hay không?
Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ và trả câu trả lời.
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện
- GV để HS tự do phát biểu, thảo luận về vấn đề GV đặt ra, GV định hướng và dẫn dắt vào bài mới: Bài 19: Đòn bẩy và ứng dụng
Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác dụng của đòn bẩy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nhắc lại thí nghiệm trong Hình 18.1 (bài 18) từ đó giới thiệu về đòn bẩy và tác dụng của đòn bẩy + Khi tác dụng lực vào một đầu thanh nhựa cứng theo hướng xuống dưới, có thể nâng được quản nặng treo ở đầu kia của thanh nhựa lên. + Thanh nhựa cứng trong thí nghiệm đó là một ví dụ về đòn bẩy + Khi chịu tác dụng lực làm quay, đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng lực - GV yêu cầu HS làm việc nhóm thực hành thí nghiệm hình 19.1 trong SGK - GV yêu cầu đại diện các nhóm báo cáo kết quả thí nghiệm: Từ kết quả thí nghiệm, trả lời các câu hỏi sau: 1. Đòn bẩy AB có tác dụng thay đổi hướng lực tác dụng khi nâng quả nặng như thế nào? 2. Khi nào đòn bẩy cho ta lợi thế về lực? các câu hỏi trong SGK - GV nhận xét và kết luận lại về tác dụng của đòn bẩy - GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 2, 3 người thảo luận trả lời câu hỏi trong SGK – tr80 để hiểu rõ hơn về đòn bẩy tác dụng của đòn bẩy C1. Xác định điểm tựa, cánh tay đòn trong các trường hợp ở Hình 19.2 C2. Sử dụng đòn bẩy như Hình 19.2 có thể làm đổi hướng tác dụng lực như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tìm hiểu về đòn bẩy và tác dụng của đòn bẩy Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thí nghiệm về đòn bẩy và tác dụng của đòn bẩy - GV gọi 2 – 3 HS trả lời phần câu hỏi và bài tập trong SGK Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. | I. Tác dụng của đòn bẩy * Thí nghiệm - Khi thay đổi vị trí của lực kế trên đòn bẩy AB ở đầu A và giữ nguyên vị trí vật treo ở đầu B ta thấy rằng: + Lực kế càng ở gần điểm tựa O thì giá trị của lực kế chỉ càng lớn. + Lực kế càng ra xa điểm tựa O thì giá trị của lực kế càng nhỏ. - Từ kết quả thí nghiệm: + Đòn bẩy AB có tác dụng thay đổi hướng lực tác dụng khi nâng quả nặng: Lực tác dụng vào đầu A có phương thẳng đứng chiều từ trên xuống dưới. + Đòn bẩy cho ta lợi thế về lực khi cánh tay đòn (khoảng cách từ điểm tựa O tới giá của lực) càng dài. * Kết luận Đòn bẩy có thể làm thay đổi hướng tác dụng của lực Trả lời câu hỏi (SGK – 80) C1. - Hình 19.2 a: - Hình 19.2 b: - Hình 19.3 c: C2. - Hình 19.2a: Muốn năng lượng vật liệu trong xe, nếu nâng trực tiếp, chúng ta sẽ cần nâng với lực tác dụng theo phương thẳng đứng, từ dưới lên. - Hình 19.2b: Muốn nâng được khối hộp lên thì phải tác dụng lực vào thanh cứng theo phương hướng xuống dưới. - Hình 19.2c: Khi nhổ đinh khỏi tường, sẽ tác dụng lực vào dinh theo phương ngang. dùng búa nhổ đinh thì tay ta chỉ cần tác dụng lực vào cán búa theo phương thẳng đứng, từ trên xuống. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu về các loại đòn bẩy
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | |||||||||||||||||||||
Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu với HS về 2 loại đòn bẩy trong SGK + Đòn bẩy loại 1: điểm tựa nằm giữa hai điểm đặt của các lực tác dụng, cho ta lợi về lực + Đòn bẩy loại 2: điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt, cho ta lợi về lực. + Đòn bẩy loại 2: điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt và không cho ta lợi về lực. - Tổ chức cho HS trao đổi trong nhóm 2, 3 người để trả lời các câu hỏi trong SGK. 1. Hình 19.6 vẽ các dụng cụ, các vật có cấu tạo và chức năng của đòn bẩy. - Em hãy chỉ rõ loại đòn bẩy trong từng trường hợp. - Sử dụng đòn bẩy như vậy đem lại lợi ích như thế nào? Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS hoạt động nhóm làm thí nghiệm và trả lời các câu hỏi nhiệm vụ GV đưa ra - GV quá trình học tập của HS, hỗ trợ khi cần Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - Đại diện HS của các nhóm lên trình bày kết quả thu được sau thí nghiệm - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá. Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn hóa kiến thức, chuyển sang nội dung tiếp theo | I. Các loại đòn bẩy - Đòn bẩy loại 1: điểm tựa nằm giữa hai điểm đặt của các lực tác dụng, cho ta lợi về lực. - Đòn bẩy loại 2: + Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt, cho ta lợi về lực. - Đòn bẩy loại 2: + Điểm tựa nằm ngoài khoảng giữa hai điểm đặt và không cho ta lợi về lực.. * Trả lời câu hỏi (SGK – tr81) HĐ1.
HĐ2. Mô tả cách sử dụng đòn bẩy tận dụng trọng lực: người ấn lên đòn bẩy một lực theo phương thẳng đứng hướng xuống. HĐ3. Ví dụ khác về đòn bẩy trong cuộc sống Nhíp, cẩn ở trạm gác cổng, cầm chổi quét nhà,....
|
------------Còn tiếp-------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: