Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu hình ảnh minh họa hiện tượng bị điện giật khi chạm tay vào nắm cửa kim loại (Hình 11.1) cho HS quan sát.
Vào những ngày thời tiết lạnh, đặc biệt là vào mùa đông, ta thường hay gặp một số hiện tượng như: bị điện giật khi chạm tay vào tay nắm cửa kim loại hay nghe tiếng lách tách khi thay quần áo.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, video và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
(HS chưa cần trả lời chính xác và đầy đủ: ví dụ nguyên nhân của các hiện tượng trên là do sự nhiễm điện).
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện.
Hoạt động 1. Tìm hiểu sự tương tác giữa các điện tích
- HS phân biệt được điện tích âm và điện tích dương; mô tả được sự hút (hoặc đẩy) giữa các điện tích; nêu được đơn vị đo điện tích.
- HS thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế để mô tả được các cách làm nhiễm điện một vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về hai loại điện tích Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK tìm hiểu về hai loại điện tích. - GV đặt câu hỏi: + Vật tích điện là gì? + Có mấy loại điện tích? Nêu đơn vị đo điện tích. + Các điện tích tương tác với nhau như thế nào? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Thảo luận 1 (SGK – tr68) Xét quả cầu kim loại có điện tích -3,2.10-7 C. Quả cầu này thừa hay thiếu bao nhiêu electron? - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về hai loại điện tích, yêu cầu HS ghi vào vở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về sự nhiễm điện của các vật Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh minh họa ba cách nhiễm điện cho vật (Hình 11.3) cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK tìm hiểu về các cách nhiễm điện cho vật và trả lời câu hỏi: + Nhiễm điện do cọ xát là gì? + Nhiễm điện do tiếp xúc là gì? + Nhiễm điện do hưởng ứng là gì? - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Thảo luận 2 (SGK – tr69) Sử dụng một số dụng cụ đơn giản như: vải khô, thước nhựa, mảnh lụa, miếng thủy tinh, vụn giấy nhỏ, lược nhựa, quả bóng bay, vỏ lon,… em hãy thực hiện thí nghiệm: a) Làm nhiễm điện cho các vật. b) Về tương tác giữa các vật nhiễm điện. - HS thực hiện thí nghiệm theo nhóm và trình bày kết quả thí nghiệm. - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về sự nhiễm điện của các vật, yêu cầu HS ghi bài vào vở. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập (SGK – tr70) Giải thích hiện tượng bị điện giật trong các trường hợp: a) Khi chạm tay vào nắm cửa kim loại trong thời thiết hanh khô (Hình 11.1). b) Khi chạm tay vào vỏ kim loại của máy tính đang hoạt động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, tiến hành thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. SỰ TƯƠNG TÁC GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH 1. Hai loại điện tích *Thảo luận 1 (SGK – tr68) - Quả cầu này mang điện tích âm, nên nó đang thừa electron. - Số electron thừa: electron. *Kết luận - Một vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ khác thì được gọi là vật tích điện. - Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm. Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau. Đơn vị đo điện tích là culông (C). - Trong mỗi vật luôn chứa cả hai loại điện tích dương và âm. Một vật nhiễm điện dương hoặc âm khi vật chứa lượng điện tích dương nhiều hơn lượng điện tích âm hoặc ngược lại. Khi tổng điện tích bằng 0 thì vật trung hòa về điện. - Điện tích nguyên tố có giá trị bằng độ lớn điện tích của một hạt mang điện tồn tại độc lập trong tự nhiên và có giá trị: - Tất cả các vật tích điện đều có độ lớn điện tích q luôn là một bội số của điện tích nguyên tố: q = ne (với n là số tự nhiên)
2. Sự nhiễm điện của các vật *Thảo luận 2 (SGK – tr69) Có thể thực hiện các thí nghiệm sau: + Dùng thước nhựa (hoặc lược nhựa, miếng thủy tinh) cọ xát với vải khô hoặc mảnh lụa, sau đó để gần các vụn giấy nhỏ hoặc gần tóc, ta sẽ thấy thước nhựa hút các vụn giấy nhỏ hoặc tóc. + Dùng quả bóng bay cọ xát với tóc rồi kéo dần quả bóng bay ra, ta thấy quả bóng bay hút các sợi tóc; hoặc để quả bóng bay gần các vụn giấy nhỏ, ta thấy quả bóng bay cũng hút các vụn giấy. *Kết luận - Nhiễm điện do cọ xát: là sự nhiễm điện khi các vật khác bản chất, trung hòa về điện được cọ xát với nhau. Khi đó, hai vật sẽ nhiễm điện trái dấu. - Nhiễm điện do tiếp xúc: là sự nhiễm điện khi một vật trung hòa về điện đặt tiếp xúc với một vật nhiễm điện. Khi đó, hai vật sẽ nhiễm điện cùng dấu. - Nhiễm điện do hưởng ứng: là sự nhiễm điện khi một vật A (vật dẫn điện) trung hòa về điện đặt gần (không tiếp xúc) với một vật B nhiễm điện. Khi đó, hai đầu vật A, gần và xa vật B, lần lượt nhiễm điện trái dấu và cùng dấu với vật B. Khi đưa hai vật ra xa, vật A trở về trạng thái trung hòa như lúc đầu. *Luyện tập (SGK – tr70) a) Khi chúng ta mặc, co kéo quần áo; chải đầu bằng lược nhựa hoặc thực hiện các hoạt động khác, cơ thể chúng ta có thể bị nhiễm điện. Lúc đó, khi tay người chạm vào nắm cửa kim loại thì sẽ có một dòng điện tích được phóng ra giữa tay người và nắm cửa kim loại trong khoảng cách gần gây ra hiện tượng điện giật. b) Khi máy tính hoạt động, trong một số điều kiện, vỏ kim loại của máy tính, sẽ có một dòng điện tích được phóng ra giữa tay người và vỏ kim loại của máy tính trong khoảng cách gần gây ra hiện tượng điện giật. |
-----------------Còn tiếp------------------
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án: