Phiếu trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide

Bộ câu hỏi trắc nghiệm Hoá học 11 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

CHƯƠNG 2. NITROGEN VÀ SULFUR

BÀI 6. SULFUR VÀ SULFUR DIOXIDE

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

  1. Chu kì 3, nhóm VIA.
  2. Chu kì 5, nhóm VIA.
  3. Chu kì 3, nhóm IVA.
  4. Chu kì 5, nhóm IVA.

Câu 2: Sulfur có thể tồn tại ở những trạng thái số oxi hoá nào ?

  1. -2; +4; +5; +6
  2. -3; +2; +4; +6.
  3. -2; 0; +4; +6
  4. +1 ; 0; +4; +6

Câu 3: Tính chất vật lí nào sau đây không phải của sulfur

  1. chất rắn màu vàng
  2. không tan trong nước
  3. có tncthấp hơn tscủa nước
  4. tan nhiều trong benzen

Câu 4: Ứng dụng nào sau đây không phải của S?

  1. Làm nguyên liệu sản xuất axit sunfuric.
  2. Làm chất lưu hóa cao su.
  3. Điều chế thuốc súng đen.
  4. Khử chua đất

Câu 5: Ứng dụng nào sau đây là ứng dụng chính của sulfur

  1. Chế tạo dược phẩm, phẩm nhuộm
  2. Sản xuất H2SO4
  3. Lưu hóa cao su
  4. Chế tạo diêm, thuốc trừ sâu, diệt nấm

Câu 6: số oxi hóa cao nhất có thể có của sulfur trong các hợp chất là

  1. +4
  2. +5
  3. +6
  4. +7

Câu 7: Tính chất hóa học đặc trưng của sulfur là

  1. Tính oxi hóa
  2. Không tham gia phản ứng
  3. Tính khử
  4. Cả A và C đều đúng

Câu 8: Phát biểu đúng khi nói về tính chất vật lí của sulfur ở điều kiện thường là

  1. Chất rắn, màu vàng
  2. Không tan trong nước
  3. Tan nhiều trong dung môi hữu cơ
  4. Cả A, B và C

Câu 9: Sulfur không được ứng dụng để

  1. Điều chế H2SO4
  2. Lưu hóa cao su
  3. Làm bột nở
  4. Sản xuất chất tẩy trắng bột giấy

Câu 10: Phát biểu không đúng khi nói về sulfur dioxide là

  1. Là chất khí màu vàng nhạt
  2. Mùi xốc, độc
  3. Nặng hơn không khí
  4. Tan nhiều trong nước

Câu 11: Sulfur dioxide được dùng để

  1. Tẩy trắng giấy
  2. Chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm
  3. Làm nguyên liệu chính để sản xuất phân đạm
  4. Cả A và B

Câu 12: Sulfur dioxide được sinh ra

  1. Trong tự nhiên
  2. Do tác động của con người
  3. Từ sự hô hấp của thực vật
  4. Cả A và B

Câu 13: Một trong những nguyên nhân chính gây mưa acid là

  1. SO2
  2. N2
  3. O2
  4. SO3

 

Câu 14: Đâu không phải tác hại của mưa acid?

  1. Tàn phá rừng cây
  2. Làm suy giảm lượng oxygen trong nước
  3. Phá hủy công trình kiến trúc bằng đá và kim loại
  4. Biến đất đai trồng trọt thành những vùng hoang mạc

Câu 15: Biện pháp không áp dụng để giảm thiểu SO2 là

  1. Sử dụng các nguồn nhiên liệu sinh học thân thiện với môi trường thay cho nguồn năng lượng hóa thạch
  2. Di dời các nhà máy ra khu vực ngoại thành hoặc những nơi ít dân cư
  3. Khai thác các nguồn năng lượng tái tạo
  4. Xử lí khí thải công nghiệp trước khi thải ra môi trường

 

2. THÔNG HIỂU (7 CÂU)

Câu 1: Cho các phản ứng hóa học sau

S + O2 to → SO2

S + 3F2 to → SF6

S + Hg → HgS

S + 6HNO3 (đặc) to → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O

Trong các phản ứng trên, số phản ứng trong đó S thể hiện tính khử là

  1. 3    
  2. 2    
  3. 4    
  4. 1

Câu 2: Nguyên tử S đóng vai trò vừa là chất khử, vừa là chất oxi hóa trong phản ứng nào sau đây?

  1. 4S + 6NaOH (đặc) to→ 2Na2S + Na2S2O3+3H2O
  2. S + 3F2to→ SF6
  3. S + 6HNO3(đặc) to→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
  4. S + 2Na to→ Na2S

Câu 3: Phương pháp đơn giản để thu hồi thủy ngân khi bị vỡ nhiệt kế thủy ngân là dùng

  1. H2SO4
  2. Bột S
  3. AgNO3
  4. Khí Cl2

Câu 4: Sulfur thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với

  1. O2
  2. Al
  3. H2SO4 đặc
  4. F2

Câu 5: Sulfur thể hiện tính khử khi tác dụng với

  1. O2   
  2. Al       
  3. Hg        
  4. H2

Câu 6: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước bromine

  1. N2
  2. CO2
  3. H2
  4. SO2

Câu 7: Sulfur dioxide là chất khử khi tác dụng với

  1. Halogen
  2. Potassium permanganate
  3. Nitrogen dioxide
  4. Cả A, B, và C

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Cho 11 gam hỗn hợp bột Fe và bột Al tác dụng với bột S (trong điều kiện không có không khí) thấy có 12,8 gam S tham gia phản ứng. Khối lượng Fe có trong 11 gam hỗn hợp đầu là

  1. 5,6 gam    
  2. 11,2 gam    
  3. 2,8 gam   
  4. 8,4 gam

Câu 2: Đun nóng 4,8 gam bột magnesi với 4,8 gam bột sulfur trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là

  1. 9    
  2. 13    
  3. 26    
  4. 5

Câu 3: Đung nóng 9,75 gam potassium với một phi kim X dư thu được 13,75 gam muối. X là phi kim nào sau đây?

  1. Cl
  2. Br
  3. S
  4. N

Câu 4: Nung nóng 28g Fe với 16g S ở nhiệt độ cao trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào dung dịch HCl dư thu được hỗn hợp khí Y. Tỉ khối của Y đối với H2 là 10,6. Hiệu suất của phản ứng giữa Fe với S là

  1. 70%
  2. 50%
  3. 80%
  4. 60%

Câu 5: Nung 11,2g Fe và 26g Zn với một lượng S dư. Sản phẩm của phản ứng cho tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 loãng, toàn bộ khí sinh ra được dẫn vào dung dịch CuSO4 10% (d= 1,2 g/ml). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thể tích tối thiểu của dung dịch CuSO4 cần để hấp thụ hết khí sinh ra là

  1. 700 ml
  2. 800 ml
  3. 600 ml
  4. 500 ml

4. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)

Câu 1: Nung nóng hỗn hợp bột X gồm a mol Fe và b mol S trong khí trơ, hiệu suất phản ứng bằng 50%, thu được hỗn hợp rắn Y. Cho Y vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 5. Tỉ lệ a:b bằng

  1. 2:1    
  2. 1:1    
  3. 3:1    
  4. 3:2

Câu 2: Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được một chất rắn duy nhất và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: 84,8% N2, 14% SO2, còn lại là O2. Thành phần phần trăm khối lượng của FeS trong hỗn hợp X là

  1. 42,31%    
  2. 59,46%    
  3. 19,64%    
  4. 26,83%

 --------------- Còn tiếp ---------------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm hóa học 11 CTST, bộ trắc nghiệm l hóa học 11 chân trời sáng tạo, trắc nghiệm hóa học 11 chân trời Bài 6: Sulfur và sulfur dioxide

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm hóa học 11 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net