1. CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN QUÊ HƯƠNG TÔI
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và cách bảo tồn.
Câu hỏi 1. Chia sẻ về những cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương mà em biết.
Hướng dẫn trả lời:
Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm
Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho rùa vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ và những rặng liễu rủ thướt tha ven hồ.Giữa lòng hồ là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồ. Quanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội.
Câu hỏi 2. Thảo luận về cách bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Hướng dẫn trả lời:
Đối với học sinh: Không vứt rác bừa bãi, tuyên truyền vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Đối với chính quyền địa phương: Ban hành các quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, xử phạt nghiêm những hành vi làm thay đổi, biến dạng hình dáng, sự hài hòa trong không gian và cấu trúc cảnh quan
Đốii với người dân địa phương: Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh cảnh quan
Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh ở địa phương: thực hiện nghiêm túc các quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải, nước thải trước khi thải ra môi trường.....
Hoạt động 2: Thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương
Câu hỏi : Thiết kế sản phẩm để giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Hướng dẫn trả lời:
Hoạt động 3: Xây dựng kế hoạch tổ chức sự kiện giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
Câu hỏi : Lựa chọn hình thức tổ chức sự kiện để giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
Hướng dẫn trả lời:
Kế hoạch tổ chức triển lãm
Tên triển lãm: Tự hào vẻ đẹp quê tôi
Nhóm thực hiện: Nguyễn Văn S, Nguyễn Văn A........
Mục đích triển lãm: Giới thiệu vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và kêt gọi mọi người chung tay bảo tồn
Đối tượng tham dự: Người dân địa phương
Địa điểm triển lãm: Nhà Sinh hoạt cộng đồng tại địa bàn dân cư.
Thời gian tổ chức triển lãm: Sáng Chủ nhật, tuần đầu tháng 3
Công việc, phương tiện cần thiết và phân công chuẩn bị:
Chương trình triển lãm:
Hoạt động 4: Tổ chức sự kiện giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn.
Câu hỏi: Tổ chức sự kiện theo kế hoạch đã xây dựng.
Ghi chép, chụp ảnh lưu lại quá trình và kết quả tổ chức sự kiện.
Hướng dẫn trả lời:
Tổ chức hội hàng năm hoặc triển lãm để giới thiệu về vẻ đẹp cảnh quan của quê hương và tự hào giới thiệu về chúng.
Hoạt động 5: Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương
Câu hỏi: Thực hiện những hành động, việc làm cụ thể phù hợp trong cuộc sống hàng ngày để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và nhắc nhở những người xung quanh cùng thực hiện
Ghi lại kết quả, cảm xúc của em khi thực hiện các hành động, việc làm đó và chia sẻ.
Hướng dẫn trả lời:
Thực hiện những hành động cụ thể, phù hợp trong cuộc sống hàng ngày để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương và nhắc nhở những người xung quanh
2. TRUYỀN THỐNG VỀ BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO THIÊN TAI Ở ĐỊA PHƯƠNG
Hoạt động 1: Sưu tầm, phân tích tài liệu và viết báo cáo về thiên nhiên, thiệt hại do thiên nhiên gây ra cho địa phương.
Câu hỏi 1. Sưu tầm tài liệu về thiên tai và thiệt hai do thiên nhiên gây ra cho địa phương.
Hướng dẫn trả lời:
Cảnh lũ lụt ở địa phương em năm 2018
Câu hỏi 2. Viết báo cáo về thực trạng thiên tai ở địa phương
Hướng dẫn trả lời:
Thời điểm xảy ra thiên tai ( tháng .... năm ...) | Loại thiên tai | Thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương | ||
Về người | Về tài sản | Về hoạt động kinh tế | ||
2017 | Hạn hán | Năng suất sản lượng một số cây trồng sụt giảm | Một số ao nuôi cá bị khô kiệt Nhiều diện tích lúa bị chết khô | |
2020 | Bão lũ | 3 người chết 12 người bị thương | 2 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái Đồ đạc phần lớn bị hư hại Gần một nửa tổng số gia súc bị chết | Giao thông bị ngưng trệ trong 2 ngày Nhiều diện tích trồng lúa và hoa àu bị úng, ngập khi chưa kịp thu hoạch |
Câu hỏi 3: Trình bày báo cáo về thực trạng thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh trình bày theo mẫu câu trên
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch truyền thống cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai
Câu hỏi 1. Chia sẻ những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp một số loại thiên tai thường xảy ra ở địa phương
Hướng dẫn trả lời:
Chủ động xem về tình hình bão
Thông báo với những người dân về hiện tượng sẽ sảy ra đề mọi người chuẩn bị trước
Gia cố nhà cửa, chuồng hà
Sơ tán người dân và vật nuôi đến những nơi an toàn.
Câu hỏi 2: Lập kế hoạch truyền thông về biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
Hướng dẫn trả lời:
Kế hoạch truyền thông về hình thức truyền thông.
Mục tiêu: Nâng cao nhận thức của người dân địa phương về những biện pháp đề
phòng lũ lụt nhằm chủ động ứng phó kịp thời để giảm nhẹ rủi ro do lũ lụt gáy ra.
Đối tượng: Người đân ở địa phương.
Thời gian: Sáng thứ Bảy ngày...
Địa điểm: Nhà văn hoá thôn
Người hỗ trợ: Cán bộ phường, xã, thôn...
Nội dung:
Phân công thưc hiện:
Hoạt động 3: Thực hiện hoạt động truyền thông theo kế hoạch đã xây dựng
Câu hỏi 1. Thực hiện kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tau và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh thực hiện kế hoạch truyền thông đã lập ở câu trên.
Câu hỏi 2. Viết báo cáo kết quả truyền thông đã thực hiện.
Hướng dẫn trả lời:
Học sinh viết báo cáo theo mẫu:
Nhóm thực hiện: Nhóm các bạn A,B,C
Hình thức truyền thông: Tuyên truyền
Thời gian tổ chức truyền thông: Sáng thứ Bảy ngày...
Địa điểm tổ chức truyền thông: Nhà văn hóa thôn X
Kết quả:
Hoạt động 4: Tiếp tục sưu tầm tư liệu về thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong một số năm.
Câu hỏi 1: Sưu tầm tư liệu
Chia sẻ tư liệu đã sưu tầm được
Hướng dẫn trả lời:
Trong 5 năm qua (2016-2020), các sự cố thiên tai ở Thanh Hóa đã làm chết 81 người, 26 người mất tích, thiệt hại toàn tỉnh ước khoảng trên 15.300 tỷ đồng; trong đó, năm 2017 làm 27 người chết, 02 người mất tích, 13 người bị thương, thiệt hại gần 4.800 tỷ đồng; năm 2018, làm 22 người chết, 16 người mất tích, thiệt hại khoảng 2.909 tỷ đồng; năm 2019, làm 19 người chết, 02 người mất tích, 09 người bị thương, thiệt hại khoảng 1.403 tỷ đồng.