Bài tập 1: Em hãy cùng các bạn trong nhóm làm một cuốn sổ hướng dẫn du lịch giới thiệu các cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương.
Tên cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh:
Vị trí địa lí:
Vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh:
Những điều du khách cần thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh:
Những đặc sản địa phương du khách có thể thưởng thức:
Những món quà lưu niệm du khách có thể mua khi đến nơi này:
Hướng dẫn trả lời:
Tên cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long
Vị trí địa lí: Vịnh Hạ Long nằm ở phía bắc Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Ninh
Vẻ đẹp đặc trưng, độc đáo của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh: Vịnh Hạ Long nổi tiếng với hàng nghìn đảo đá vôi nổi lên từ biển xanh bao quanh. Cảnh quan tại đây thật sự độc đáo với các hòn đảo hình thù đa dạng, các hang động kỳ diệu và biển cả trong xanh bao la.
Những điều du khách cần thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh: Du khách nên giữ vùng cảnh quan sạch sẽ bằng cách không xả rác thải xuống biển hoặc nơi công cộng.
Những đặc sản địa phương du khách có thể thưởng thức: Vịnh Hạ Long nổi tiếng với các món hải sản tươi ngon như mực, sò điệp, và cá. Ngoài ra, du khách có thể thưởng thức các món ngon địa phương như sữa chua trân châu Hạ Long, chả mực, ruốc tôm khô,…
Những món quà lưu niệm du khách có thể mua khi đến nơi này: Những món đồ quà như vòng cổ, bức tranh, hoặc đồ trang sức được làm thủ công và thể hiện vẻ đẹp của Vịnh Hạ Long.
Bài tập 2: Liệt kê những biện pháp mà chính quyền địa phương, các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương, người dân địa phương và học sinh trung học cơ sở cần thực hiện để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Chính quyền địa phương:
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương:
Người dân địa phương.
Học sinh trung học cơ sở:
Hướng dẫn trả lời:
Chính quyền địa phương:
Ban hành các quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Xử phạt nghiêm những hành vi làm thay đổi cấu trúc cảnh quan và sự hài hòa trong không gian
Giám sát chặt chẽ những cảnh quan thiên nhiên, danh làm thắng cảnh tại địa phương
Các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở địa phương:
Các doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương và các tổ chức bảo tồn để đảm bảo rằng hoạt động của họ không gây hại đến cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh
Các doanh nghiệp cần áp dụng các phương pháp sản xuất và kinh doanh bền vững nhằm giảm tác động tiêu cực lên cảnh quan thiên nhiên.
Không xả chất gây hại ra môi trường
Người dân địa phương:
Không lấn chiếm, sử dụng trái phép không gian cảnh quan
Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh cảnh quan
Tuyên truyền, giáo dục về tầm quan trọng của việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh
Tố giác những hành vi phá hoại cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh để chính quyền xử lí, ngăn chặn kịp thời
Học sinh trung học cơ sở:
Không vứt rác bừa bãi
Tuyên truyền, vận động người dân bảo tồn cảnh quan thiên nhiên
Thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh: không hái hoa, bẻ cành; không viết, vẽ bậy lên tường ở các cảnh quan,…
Tích cực, tự giác tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh
Bài tập 3: Ghi lại ý tưởng thiết kế sản phẩm giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh địa phương của em và các bạn trong nhóm
Nội dung giới thiệu
Hình thức sản phẩm
Hướng dẫn trả lời:
Nội dung giới thiệu: Sản phẩm sẽ bao gồm các bài viết ngắn và hình ảnh về các danh lam thắng cảnh địa phương. Mỗi bài viết sẽ giới thiệu về lịch sử, vẻ đẹp tự nhiên, và giá trị văn hóa của mỗi địa điểm. Những bài viết này sẽ được viết bởi các thành viên trong nhóm, kết hợp kiến thức nghiên cứu và trải nghiệm cá nhân.
Hình thức sản phẩm: Sản phẩm sẽ được thiết kế dưới dạng một cuốn sách ảnh cỡ lớn để làm nổi bật hình ảnh đẹp và nội dung bài viết. Một thiết kế bắt mắt và chất lượng cao sẽ giúp thu hút người đọc.
Bài tập 4:
a) Cùng các bạn trong nhóm lập kế hoạch tổ chức một sự kiện để giới thiệu vẻ đẹp cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và cách bảo tồn
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN Tên sự kiện: Nhóm thực hiện: Hình thức tổ chức sự kiện: Địa điểm tổ chức sự kiện: Thời gian tổ chức sự kiện: Đối tượng tham dự sự kiện: Chương trình sự kiện: 1) 2) 3) Công việc cần chuẩn bị và người chịu trách nhiệm phần việc: 1) 2) 3) 4) Dự kiến kết quả: |
b) Ghi lại kết quả tổ chức sự kiện của nhóm
Hướng dẫn trả lời:
a)
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC SỰ KIỆN Tên sự kiện: Quê hương tôi Nhóm thực hiện: Tổ 1 Hình thức tổ chức sự kiện: Triển lãm ảnh Địa điểm tổ chức sự kiện: Phòng thể chất của trường Thời gian tổ chức sự kiện: Sáng Thứ Bảy, tuần thứ 2 của tháng Đối tượng tham dự sự kiện: Học sinh, thầy cô trong trường Chương trình sự kiện: 1) Khai mạc triển lãm 2) Hướng dẫn người xem và nghe thuyết minh 3) Bế mạc và cảm ơn mọi người đã đến dự triển lãm Công việc cần chuẩn bị và người chịu trách nhiệm phần việc: 1) Tranh vẽ, ảnh chụp, đoạn phim ngắn, pa-nô, áp-phích và các sản phẩm khác mà các thành viên trong nhóm đã thiết kế được để giới thiệu vẻ đẹp của cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh của địa phương và kêu gọi mọi người chung tay bảo tồn: Cả nhóm. 2) Dẫn chương trình, khai mạc và bế mạc triển lãm: Linh 3) Viết giấy mời và đưa giấy mời người dân tham dự triển lãm: Cả nhóm. 4) Đón tiếp thầy cô và học sinh đến xem triển lãm: Trung. Dự kiến kết quả: Thành công rực rỡ |
b) Kết quả:
Hầu hết giáo viên trong trường tới tham gia triển lãm để ủng hộ nhóm, bên cạnh đó cũng có rất nhiều học sinh tham dự, buổi triển lãm đã thành công rực rỡ
Bài tập 5: Ghi lại những hành động, việc làm cụ thể, phù hợp em đã thực hiện trong cuộc sống hằng ngày để bảo tồn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
Hướng dẫn trả lời:
Vứt rác đúng nơi quy định; không viết vẽ bậy lên tường; tuyên truyền mọi người bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và danh lam thắng cảnh
Bài tập 1: Sưu tầm tài liệu và viết báo cáo về tình hình thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra cho địa phương trong khoảng 3 – 5 năm gần đây bằng cách điền vào chỗ trống sau:
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA CHO ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC NĂM 20… - 20…
Nhóm thực hiện:
Thời điểm xảy ra thiên tai | Loại thiên tai | Thiệt hại do thiên tai gây ra | Nguồn tài liệu | ||
Về người | Về tài sản | Về hoạt động kinh tế | |||
Hướng dẫn trả lời:
BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH THIÊN TAI VÀ THIỆT HẠI DO THIÊN TAI GÂY RA CHO ĐỊA PHƯƠNG TRONG CÁC NĂM 2017 - 2022
Nhóm thực hiện: Tổ 2
Thời điểm xảy ra thiên tai | Loại thiên tai | Thiệt hại do thiên tai gây ra | Nguồn tài liệu | ||
Về người | Về tài sản | Về hoạt động kinh tế | |||
2017 | Hạn hán | Năng suất, sản lượng một số cây trồng sụt giảm | - Một số ao nuôi cá bị khô kiệt - Nhiều diện tích lúa bị chết khô | Báo Nhân dân | |
2020 | Bão lũ | - 3 người bị chết - 12 người bị thương | - 2 ngôi nhà bị lũ cuốn trôi - Hàng chục ngôi nhà bị tốc mái - Đồ đạc phần lớn bị hư hại - Gần một nửa tổng số gia súc bị chết | - Giao thông bị ngưng trệ trong 2 ngày - Nhiều diện tích trồng lúa và hoa màu bị úng ngập khi chưa kịp thu hoạch | Báo Nhân dân |
2020 | Sạt lở đất | 16 người bị thương, 9 người chết, 13 người mất tích | - Hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp | - Giao thông bị ngưng trệ - Đất sạt lở vùi lấp hoa màu | Báo nhân dân |
Bài tập 2: Chuẩn bị bài thuyết trình cùng với tranh ảnh, đoạn phim ngắn, tài liệu minh hoạ để tham gia cuộc thi “Tuyên truyền viên giỏi về biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai”.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý dàn bài thuyết trình:
Phần 1: Giới thiệu
Chào mọi người!
Hôm nay, chúng ta sẽ thảo luận về một chủ đề quan trọng - "Phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro."
Phần 2: Giới thiệu qua về Thiên Tai
Trước hết, hãy tìm hiểu về thiên tai là gì. Đó là một sự kiện tự nhiên có thể gây ra hậu quả nặng nề cho con người và tài sản.
Các loại thiên tai phổ biến bao gồm lũ lụt, động đất, bão, và cháy rừng.
Phần 3: Phòng Tránh Thiên Tai
Để phòng tránh thiên tai, chúng ta cần:
Lên kế hoạch sơ tán khẩn cấp
Kiểm tra và bảo trì thiết bị cơ sở sống còn.
Phát triển kế hoạch giao thông và liên lạc.
Phần 4: Giảm Nhẹ Rủi Ro
Khi thiên tai xảy ra, chúng ta có thể giảm nhẹ rủi ro bằng cách:
Học cách sơ cứu cơ bản.
Xây dựng môi trường an toàn.
Hỗ trợ tâm lý và xã hội cho cộng đồng.
Phần 5: Kết luận
Hãy nhớ rằng phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro là trách nhiệm của chúng ta.
Bất kỳ ai cũng có thể thực hiện các biện pháp đơn giản để bảo vệ mình và cộng đồng.
Hãy tham gia vào cuộc chiến chống thiên tai và bảo vệ cuộc sống của chúng ta.
Phần 6: Hỏi và Đáp
Không biết mọi người có thắc mắc gì cần được giải đáp không?
Phần 7: Kết Thúc
Cảm ơn mọi người đã lắng nghe!
Hãy cùng nhau hành động để xây dựng một cộng đồng mạnh mẽ và an toàn trước thiên tai.
Bài tập 3: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai bằng cách điền thông tin phù hợp vào chỗ trống trong bảng kế hoạch sau:
Kế hoạch truyền thông về biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai Nhóm thực hiện: Mục đích truyền thông: Đối tượng truyền thông: Địa điểm tổ chức truyền thông: Thời gian tổ chức truyền thông: Nội dung truyền thông: Thông điệp truyền thông: Kênh truyền thông: Hình thức truyền thông: Phân công nhiệm vụ: |
Hướng dẫn trả lời:
Kế hoạch truyền thông về biện pháp để phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai Nhóm thực hiện: Tổ 2 Mục đích truyền thông: Nâng cao nhận thức cho người dân địa phương về những biện pháp đề phòng thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai Đối tượng truyền thông: Người dân ở địa phương Địa điểm tổ chức truyền thông: Nhà văn hóa của địa bàn dân cư Thời gian tổ chức truyền thông: Chủ nhật, tuần thứ 2 của tháng Nội dung truyền thông:
Thông điệp truyền thông: Đề phòng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai là trách nhiệm của mỗi người vì sức khoẻ, tính mạng, tài sản của bản thân, gia đình và cộng đồng. Kênh truyền thông: Trực tiếp Hình thức truyền thông: Trực tiếp Phân công nhiệm vụ:
|
Bài tập 4: Ghi lại kết quả thực hiện hoạt động truyền thông theo kế hoạch đã xây dựng
Nhóm thực hiện:
Hình thức truyền thông:
Địa điểm tổ chức truyền thông:
Kết quả:
Hướng dẫn trả lời:
Nhóm thực hiện: Tổ 2
Hình thức truyền thông: Trực tiếp
Địa điểm tổ chức truyền thông: Nhà văn hóa của địa bàn dân cư
Kết quả:
Người dân nắm được những biện pháp giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai;
Số lượng người tham dự: >100 người
Buổi truyền thông thành công tốt đẹp