Giải SBT HĐTN 8 cánh diều chủ đề 6: Em với cộng đồng

Hướng dẫn giải chủ đề 6: Em với cộng đồng SBT Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương

Bài tập 1: Kể tên các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương mà em đã tham gia và chưa tham gia.

  • Hoạt động giáo dục truyền thống em đã tham gia:

  • Hoạt động giáo dục truyền thống em chưa tham gia:

Hướng dẫn trả lời:

  • Hoạt động giáo dục truyền thống em đã tham gia:

+ Tổ chức thăm hỏi, giúp đỡ người già neo đơn

+ Quyên góp sách vở, quần áo cho học sinh nghèo vượt khó 

+ Quét dọn tại nghĩa trang liệt sĩ

  • Hoạt động giáo dục truyền thống em chưa tham gia:

+ Tham gia phát quà cho đồng bào ở vùng sâu vùng xa tại địa phương

Bài tập 2: Viết một bức thư cho bạn thân kể về việc em đã tham gia một hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương theo những nội dung gợi ý sau đây:

a) Mô tả về truyền thống và ý nghĩa của truyền thống đó: 

b) Những việc em đã làm khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thông đỏ:

c) Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động giáo dục truyền thống đó:

d) Khó khăn phát sinh khi tham gia các hoạt động:

đ) Cách em tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn:

Hướng dẫn trả lời:

a) Mô tả về hoạt động và ý nghĩa của nó:

Quyên góp sách vở cho học sinh nghèo vượt khó được tổ chức Đoàn thanh niên và các tổ chức xã hội địa phương. Ý nghĩa của hoạt động này không chỉ nằm ở việc giúp các em học sinh nghèo có được tài liệu học tập cần thiết, mà còn ở việc thể hiện tình đoàn kết và lòng nhân ái trong cộng đồng.

b) Những việc em đã làm khi tham gia hoạt động quyên góp sách vở:

Tớ đã tham gia vào hoạt động quyên góp sách vở bằng cách lan tỏa rộng rãi thông tin về hoạt động, tập hợp sách vở từ các bạn học sinh, phụ huynh, ngoài ra tớ cũng gặp mặt các doanh nghiệp tại địa phương để xin tài trợ. Ngoài ra, tớ cũng tham gia vào quá trình phân loại và đóng gói sách vở để chuẩn bị cho việc phát động.

c) Cảm xúc của em khi tham gia hoạt động này:

Tớ cảm thấy hạnh phúc và tự hào khi thấy số lượng sách vở được quyên góp ngày càng tăng lên và việc chúng tớ đang làm giúp đỡ rất nhiều cho tương lai của các em học sinh nghèo.

d) Khó khăn phát sinh khi tham gia hoạt động:

Tất nhiên, trong quá trình tổ chức hoạt động này, tớ đã gặp phải một số khó khăn như việc tìm nguồn quyên góp đủ lớn để đáp ứng nhu cầu của các em học sinh. Ngoài ra, bọn tớ cũng phải làm việc chăm chỉ để đảm bảo sách vở được phân loại và đóng gói một cách cẩn thận.

Bài tập 3 .Trong quá trình tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương, nếu gặp những tình huống sau đây, em sẽ tìm kiếm sự hỗ trợ như thế nào?

Tình huống 1. Em bị lỡ chuyến xe buýt và có thể sẽ đến nơi diễn ra hoạt động muộn khoảng 10 phút.

Tình huống 2. Trên đường đi tham quan phòng truyền thống của địa phương, xe của em bị hỏng mà gần đó không có cửa hàng sửa xe.

Tình huống 3. Buổi giáo dục truyền thống địa phương sắp bắt đầu thì nhà em có việc đột xuất, gia đình gọi điện và yêu cầu em có mặt ở nhà ngay để cùng giải quyết.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1. Trước hết em sẽ cố gắng tìm cách đến nơi đúng giờ quy định như gọi điện cho người thân, nhờ họ đến bến xe buýt đưa em đến đó hoặc tìm phương tiện khác để đi cho kịp giờ. Trong trường hợp không thể nhờ được ai hoặc không tìm được phương tiện khác thay thế, em có thể gọi điện thoại trình bày với thầy cô giáo chủ nhiệm về khó khăn em đang gặp phải hoặc liên hệ với một người bạn/ người tin cậy trình bày khó khăn và mong muốn được hỗ trợ để không bị đến muộn.

Tình huống 2. Khó khăn trong trường hợp này là xe bị hỏng, em không thể tiếp tục di chuyển được nữa, trong khi đó lại không có cửa hàng để sửa. Em sẽ liên hệ với người tổ chức hoạt động; liên hệ với bố mẹ hoặc một người bạn thân thiết, trình bày khó khăn em đang gặp phải và mong muốn được hỗ trợ để đi đến được địa điểm quy định đúng giờ

Tình huống 3. Em có thể nói với gia đình là em cần phải tham dự hoạt động giáo dục do nhà trường tổ chức. Nếu có thể được, gia đình cho phép em dự xong sẽ về nhà ngay để cùng gia đình giải quyết công việc. Trong trường hợp gia đình không đồng ý, em có thể gặp thầy cô giáo chủ nhiệm hoặc ban tổ chức trình bày rõ ràng yêu cầu của gia đình mình và mong muốn được hỗ trợ để giải quyết khó khăn

Bài tập 4: Lập kế hoạch tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương theo các nội dung sau: 

a) Tên hoạt động: 

b) Mục tiêu hoạt động: 

c) Địa điểm và thời gian tham gia hoạt động: 

d) Khó khăn có thể gặp phải:

đ) Cách em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn đó: 

Hướng dẫn trả lời:

a) Tên hoạt động: THAM QUAN DI TÍCH NHÀ TÙ HỎA LÒ

b) Mục tiêu hoạt động: 

+ Tìm hiểu về lịch sử của Nhà Tù Hỏa Lò trong cuộc chiến tranh Việt Nam

+ Thấu hiểu về những khó khăn bộ đội Việt Nam đã phải trải qua.

c) Địa điểm và thời gian tham gia hoạt động: 

+ Nhà Tù Hỏa Lò, Hà Nội

+ Thời gian: Chủ nhật

d) Khó khăn có thể gặp phải:

+ Thời tiết không thuận lợi: Khả năng mưa hoặc nắng nóng cao có thể làm cho chuyến tham quan trở nên khó khăn.

+ Việc bố trí xe khách để di chuyển tới Nhà Tù Hỏa Lò.

đ) Cách em tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn đó: Tìm hiểu về các dịch vụ vận chuyển công cộng hoặc tìm người có kinh nghiệm trong việc tổ chức chuyến đi để đảm bảo mọi thứ suôn sẻ.

Bài tập 5: Ghi lại kết quả em đã rèn luyện được trong việc tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

Hướng dẫn trả lời:

  • Em nắm vững kiến thức về lịch sử và văn hóa của địa phương qua việc tham gia vào các hoạt động truyền thống.

  • Việc tham gia vào các hoạt động này đã giúp em thấu hiểu rằng việc bảo tồn và phát triển văn hóa địa phương là một trách nhiệm của mỗi người dân.

2. Lập và thực hiện kế hoạch hoạt động thiện nguyện

Bài tập 1: Kể về một hoạt động thiên nguyên mà em đã tham gia hoặc đã biết theo những gợi ý dưới đây: 

  • Tên hoạt động thiện nguyện: 

  • Cá nhân, đơn vị tổ chức: 

  • Nội dung hoạt động: 

  • Những khó khăn khi tham gia hoạt động thiện nguyện và cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn đó: 

  • Cảm xúc của những người tham gia hoạt động thiện nguyện: 

Hướng dẫn trả lời:

  • Tên hoạt động thiện nguyện: Quyên góp sách vở cho học sinh nghèo vượt khó

  • Cá nhân, đơn vị tổ chức: Đoàn thanh niên, nhà trường

  • Nội dung hoạt động: Kêu gọi học sinh trong trường quyên góp sách vở, đồ dùng học tập để tặng cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập

  • Những khó khăn khi tham gia hoạt động thiện nguyện và cách tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp khó khăn đó: Chưa quyên góp được nhiều sách vở mới, em đã nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cô giáo và phụ huynh

  • Cảm xúc của những người tham gia hoạt động thiện nguyện: Em cảm thấy rất vui và hạnh phúc vì đã giúp đỡ được người khác.

Bài tập 2: Ghi lại một số khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động thiện nguyện và cách tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp những khó khăn đó. 

Những khó khăn học sinh có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động thiện nguyện: 

1. 

2. 

3. 

4. 

Cách tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn:

Hướng dẫn trả lời:

Những khó khăn học sinh có thể gặp phải khi thực hiện hoạt động thiện nguyện: 

1. Khó khăn về tài chính: học sinh chưa có nhiều tiền để mua vật phẩm, quà tặng cho những người cần hỗ trợ

2. Học sinh chưa cần bằng được thời gian tham gia hoạt động thiện nguyện và việc học trên trường

3. Học sinh gặp khó khăn khi tìm kiếm sự hỗ trợ từ người khác

4. Bất đồng quan điểm khi làm việc nhóm với những học sinh khác

Cách tìm kiếm sự trợ giúp khi gặp khó khăn:

Học sinh nên tìm đến giáo viên hoặc phụ huynh để nhận lời khuyên và hướng dẫn khi gặp khó khăn trong việc thực hiện hoạt động thiện nguyện. Học sinh có thể nhờ phụ huynh, giáo viên, các tổ chức xã hội hỗ trợ kinh phí để mua các vật phẩm. Khi xảy ra bất đồng quan điểm, các bạn nên ngồi lại cùng nhau phân tích ý kiến, lắng nghe và thấu hiểu, từ đó đưa ra giải pháp hợp lí, tránh xảy ra xung đột

Bài tập 3: Xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động thiện nguyện mà em có thể tham gia bằng cách điền nội dung thích hợp vào chỗ trống trong bảng sau:

- Tên hoạt động:

- Mục tiêu hoạt động:

- Địa điểm thực hiện:

- Thời gian thực hiện:

- Công việc, phương tiện cần thiết:

- Cách thực hiện:

- Các hoạt động trong buổi thiện nguyện:

Hướng dẫn trả lời:

- Tên hoạt động: QUYÊN GÓP SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP CHO HỌC SINH NGHÈO VƯỢT KHÓ

- Mục tiêu hoạt động: Hỗ trợ các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn

- Địa điểm thực hiện: Trường THCS em đang học

- Thời gian thực hiện: Sáng thứ 3, tuần thứ 2 của tháng ….

- Công việc, phương tiện cần thiết: 

+ Tìm hiểu thông tin về các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong trường

+ Xác định và phân loại đối tượng học sinh được hưởng các phần quà phù hợp

+ Vận động các bạn học sinh trong trường, thầy cô, phụ huynh ủng hộ tiền, sách vở, đồ dùng học tập 

+ Quản lý tiền, đồ dùng học tập, sách vở đã được quyên góp

- Cách thực hiện: Tiến hàng nhận đồ dùng quyên góp, kiểm kê tổng số quà tặng, đóng gói quà

- Các hoạt động trong buổi thiện nguyện:

+ Giới thiệu chương trình

+  Trao quà

+ Chuẩn bị bàn ghế tại địa điểm diễn ra hoạt động

Bài tập 4: Ghi lại kết quả thực hiện hoạt động thiện nguyện và những cảm xúc, suy nghĩ của em về các hoạt động thiện nguyện mà em đã tham gia

Hướng dẫn trả lời:

Những hoạt động thiện nguyện này đã giúp em hiểu rõ hơn về giá trị của sự hỗ trợ và đồng cảm đối với người khác. Em cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ khi biết rằng em đã có cơ hội làm điều tốt cho xã hội và làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập HDTN 8 KNTT, Giải SBT HDTN 8 kết nối chủ đề 6: Em với cộng đồng

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com