Bài tập 1: Viết về một trường hợp em hoặc người thân đã mua sắm do tác động của việc tiếp thị, quảng cáo theo gợi ý dưới đây
Việc mua sắm diễn ra khi nào? Mặt hàng đã mua là gì?
Hình thức tiếp thị, quảng cáo họ đã sử dụng:
Em hoặc người thân có hài lòng về mặt hàng đã mua không? Vì sao?
Bài học rút ra sau lần mua sắm đó:
Hướng dẫn trả lời:
Tuần trước, bà ngoại em đã mua một chiếc nồi chiên không dầu
Bà em xem chương trình quảng cáo trực tiếp trên tivi
Gia đình em không hài lòng về chiếc nồi đó, chiếc nồi chiên này chất lượng rất kém, chỉ sau một tuần sử dụng nó đã bị hỏng
Bài học: Chỉ mua hàng của những nhãn hàng uy tín hoặc đến trực tiếp cửa hàng điện máy để mua, tránh mua online bị nhận hàng kém chất lượng
Bài tập 2: Sưu tầm bài viết hoặc đoạn phim ngắn về tiếp thị, quảng cáo một số sản phẩm, sau đó ghi lại ý kiến của em theo những nội dung sau:
Mặt hàng tiếp thị, quảng cáo:
Hình thức tiếp thị, quảng cáo những sản phẩm đó:
Những điểm chưa hợp lí qua hình thức tiếp thị, quảng cáo mặt hàng đó:
Đề xuất của em về cách ứng xử phù hợp với hình thức tiếp thị, quảng cáo trên:
Hướng dẫn trả lời:
Mặt hàng tiếp thị, quảng cáo: Sản phẩm bánh kẹo
Hình thức tiếp thị, quảng cáo những sản phẩm đó: Đoạn phim quảng cáo dài khoảng 30 giây, sử dụng một gia đình hạnh phúc với trẻ em và người lớn cùng thưởng thức bánh kẹo trong một bữa tiệc nhỏ.
Những điểm chưa hợp lí qua hình thức tiếp thị, quảng cáo mặt hàng đó: Quảng cáo không đề cập đến bất kỳ thông tin nào về giá trị dinh dưỡng của sản phẩm. Điều này có thể khiến người tiêu dùng nghĩ rằng bánh kẹo chỉ là thực phẩm trống rỗng, không có lợi ích cho sức khỏe.
Đề xuất của em về cách ứng xử phù hợp với hình thức tiếp thị, quảng cáo trên: Thay vì chỉ tạo hình ảnh, quảng cáo nên tập trung vào giá trị dinh dưỡng và chất lượng của bánh kẹo. Cung cấp thông tin về thành phần, các lợi ích sức khỏe, và cách sản phẩm được làm ra.
Bài tập 3: Đề xuất cách ứng xử phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo trong những tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Hai mẹ con Linh đi siêu thị để mua đồ. Dạo này cuối năm nên siêu thị đang khuyến mại và giảm giá nhiều mặt hàng. Mẹ nhìn thấy bộ nổi men hoa kiểu dáng rất đẹp, lại đang giảm giá đến 50%. Mặc dù ở nhà Linh đang sử dụng một bộ nồi rất tốt nhưng mẹ vẫn muốn mua thêm 2 bộ nồi men về để dùng dần.
Tình huống 2. Chị họ của Hồng đang bán các mặt hàng mĩ phẩm xách tay. Hôm nay, chị giới thiệu với Hồng một loại son dưỡng môi ngoại mà theo chị nói là có tác dụng làm mềm và dưỡng môi tốt nhất hiện nay. Chị còn nói nếu Hồng mua từ 2 cây son trở lên thì sẽ tặng thêm 1 cây son nữa.
Tình huống 3. Sắp đến giờ ăn trưa, Dũng định về nhà ăn cơm cùng gia đình nhưng trên đường đi thấy một quán ăn mới mở. Trong tủ kính của cửa hàng có nhiều món ăn rất hấp dẫn. Trước cửa hàng có để biển quảng cáo “Ăn cơm được tặng nước uống.
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống 1. Linh nên nói với mẹ là không nên mua 2 bộ nổi lúc này để tránh lãng phí vì ở nhà mình đang dùng bộ nồi rất tốt. Nồi có độ bền cao, lâu hỏng. Hơn nữa, hằng năm, các cửa hàng văn thường có các đợt khuyến mại nhiều mặt hàng, trong đó có đồ gia dụng.
Tình huống 2. Hồng nên cân nhắc để đưa ra quyết định chi tiêu hợp lí trên cơ sở nhu cầu của bản thân và số tiền mình có. Không nên mua do tác động của tiếp thị, quảng cáo.
Tình huống 3. Dũng nên về nhà ăn cơm cùng gia đình. Không nên chỉ vì được ưu đãi nước uống và các món ăn hấp dẫn trong quán cơm mới mở mà không về nhà ăn cơm, để mọi người chờ đợi.
Bài tập 4: Ghi lại kết quả rèn luyện kĩ năng chi tiêu phù hợp trước những ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo.
Em đã thực hiện việc rèn luyện chi tiêu phù hợp trước ảnh hưởng của tiếp thị, quảng cáo như thế nào?
Những kinh nghiệm em rút ra được về việc chi tiêu không bị ảnh hưởng bởi tiếp thị, quảng cáo.
Hướng dẫn trả lời:
Trước khi mua sắm, em thường tự đặt câu hỏi liệu mặt hàng đó có thực sự cần thiết và có đáp ứng nhu cầu của em không. Em cân nhắc xem sản phẩm đó có giúp cải thiện cuộc sống của em không hay chỉ là một sản phẩm tiếp thị hấp dẫn. Em hình thành thói quen tự kiểm soát việc chi tiêu bằng cách thực hiện các bước như tạo danh sách mua sắm, so sánh giá cả, và cân nhắc mua sắm trước khi quyết định mua.
Kinh nghiệm em rút ra được:
+ Lên kế hoạch trước khi mua sắm, tránh mua sắm tùy tiện
+ Em coi trọng giá trị thực sự của sản phẩm, chứ không chỉ dựa vào hình ảnh và quảng cáo để quyết định mua sắm.
Bài tập 1. Kể về một nhà kinh doanh trẻ thành công ở địa phương mà em biết.
- Nhà kinh doanh đó là ai? Họ kinh doanh mặt hàng gì? Thuộc lĩnh vực nào?
- Thành tích kinh doanh của họ:
- Nguyên nhân giúp họ thành công:
- Những điều em học hỏi được về sự thành công của nhà kinh doanh trẻ và cảm hứng mà nhà kinh doanh trẻ truyền cho em:
Hướng dẫn trả lời:
Nhà kinh doanh đó là ai? Họ kinh doanh mặt hàng gì? Thuộc lĩnh vực nào?
Nhà kinh doanh này là anh Nguyễn Văn Minh, người trẻ tại thành phố Hồ Chí Minh.
Anh Minh kinh doanh trong lĩnh vực thời trang và là chủ sở hữu của một cửa hàng thời trang trực tuyến, chuyên cung cấp quần áo và phụ kiện thời trang cho nam và nữ.
Thành tích kinh doanh của họ:
Cửa hàng của anh đã thu hút một lượng lớn khách hàng trung thành và có sự tăng trưởng ổn định về doanh số bán hàng. Anh đã phát triển nhiều dòng sản phẩm thời trang riêng biệt và luôn cập nhật theo xu hướng mới nhất để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Nguyên nhân giúp họ thành công:
+ Anh Minh có đam mê với thời trang và luôn cống hiến mọi tâm huyết vào công việc kinh doanh của mình.
+ Anh đã tạo ra các sản phẩm thời trang độc đáo và phong cách riêng biệt, giúp thu hút sự chú ý của khách hàng.
+ Sự tận tâm đối với khách hàng
Những điều em học hỏi được về sự thành công của nhà kinh doanh trẻ và cảm hứng mà nhà kinh doanh trẻ truyền cho em:
+ Tự tin trong việc theo đuổi đam mê cá nhân là một trong những yếu tố quan trọng để thành công.
+ Tư duy sáng tạo và tạo ra sự khác biệt có thể giúp thu hút khách hàng.
+ Sự tận tâm đối với khách hàng và sự chú ý đến ý kiến của họ là điều quan trọng để xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng.
+ Không ngừng học hỏi và phát triển bản thân là quá trình không bao giờ kết thúc trong kinh doanh.
Bài tập 2. Suy ngẫm và ghi ý tưởng kinh doanh của em vào chỗ trống dưới đây:
Tên ý tưởng kinh doanh:
Lí do em chọn ý tưởng kinh doanh này:
Dự đoán của em về khả năng thành công của ý tưởng kinh doanh này:
Hướng dẫn trả lời:
Tên ý tưởng kinh doanh: Người bạn sách
Lí do em chọn ý tưởng kinh doanh này: Em chọn ý tưởng này vì yêu thích sách và muốn chia sẻ niềm đam mê đọc sách với người khác. "Người bạn sách" sẽ là một dịch vụ cho mượn sách trực tuyến, nơi người đọc có thể tạo tài khoản, tìm và mượn sách từ các người dùng khác trong cộng đồng.
Dự đoán của em về khả năng thành công của ý tưởng kinh doanh này: "Người bạn sách" có tiềm năng thành công, đặc biệt trong môi trường văn hóa đọc đang phát triển. Đây là một cách tạo ra một mô hình kinh doanh xã hội và bảo vệ môi trường thông qua việc tái sử dụng sách.
Bài tập 3: Lập kế hoạch kinh doanh phù hợp với bản thân bằng cách điền nội dung thích hợp vào bảng sau:
Hướng dẫn trả lời:
KẾ HOẠCH KINH DOANH - Ý tưởng kinh doanh: Bánh bao - Đối tượng hướng đến: Học sinh cấp 2 - Nhu cầu của người tiêu dùng: Học sinh cần ăn sáng để bổ sung năng lượng cho một ngày học dài, và bánh bao là sự lựa chọn hợp lí - Kế hoạch tiếp thị: Làm một tấm áp phích (bao gồm hình ảnh, giá thành, các hương vị của bánh bao), mỗi giờ ra chơi các bạn chia nhau đi từng lớp học để giới thiệu về sản phẩm của mình - Vốn kinh doanh: Tiền tiết kiệm của các bạn trong nhóm, vay bố mẹ,… - Chi phí cho việc kinh doanh: Tiền mua bánh bao, tiền mua nồi hấp, tiền in áp phích,… - Kênh bán hàng: bán hàng trực tiếp tại trường - Doanh thu dự kiến: 1.300.000 VNĐ/tuần - Lãi dự kiến: 600.000 VNĐ/ tuần |
Bài tập 4: Ghi lại kết quả tham vấn ý kiến người thân về kế hoạch kinh doanh của em và bản kế hoạch kinh doanh đã chỉnh sửa sau khi tham vấn.
Ý kiến tham vấn của người thân về kế hoạch kinh doanh của em:
Những sửa đổi trong kế hoạch kinh doanh của em sau khi tham vấn ý kiến người thân:
Hướng dẫn trả lời:
Ý kiến tham vấn của người thân về kế hoạch kinh doanh của em: Người thân khuyên em nên xác định rõ mục tiêu cụ thể hơn cho kế hoạch kinh doanh, chẳng hạn như số lượng bánh bao cụ thể em muốn bán mỗi ngày hoặc mục tiêu tạo ra sự thay đổi trong thu nhập hàng tuần. Ngoài ra, họ gợi ý rằng em nên xem xét thêm các phương tiện tiếp thị khác nhau, ngoài việc giới thiệu sản phẩm tại trường học, để mở rộng thị trường và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Những sửa đổi trong kế hoạch kinh doanh của em sau khi tham vấn ý kiến người thân:
+ Thay vì chỉ nêu rõ doanh thu dự kiến, em đã thêm một mục tiêu cụ thể là "Bán 200 bánh bao mỗi tuần".
+ Ngoài việc giới thiệu sản phẩm tại trường, em cũng sẽ sử dụng các kênh trực tuyến như mạng xã hội Facebook, Instagram, Tiktok
Bài tập 1: Viết ra những việc làm mà em đã thực hiện để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Những việc em đã thực hiện để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống xã hội:
Những việc em đã thực hiện để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
Hướng dẫn trả lời:
Những việc em đã thực hiện để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống xã hội:
+ Chủ động làm quen với bạn mới
+ Chủ động giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn
+ Cân nhắc trước khi chấp nhận lời mời kết bạn trên mạng xã hội
Những việc em đã thực hiện để thể hiện sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
+ Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực
+ Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ
+ Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy
Bài tập 2: Ghi lại biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống xã hội:
+ Chủ động thực hiện các nhiệm vụ của bản thân trong hoạt động chung
+ Bình tĩnh suy nghĩ để làm chủ cảm xúc và hành vi trong các mối quan hệ
+ Chủ động tìm phương án giải quyết các vấn đề phát sinh trong mối quan hệ
+ Chủ động kết bạn
Biểu hiện của sự tự chủ trong các mối quan hệ trên mạng xã hội:
+ Bình luận và trả lời bình luận theo hướng tích cực
+ Chủ động xác minh thông tin trước khi chia sẻ
+ Từ chối những lời mời kết bạn không đáng tin cậy
Bài tập 3: Đề xuất cách ứng xử thể hiện sự tự chủ của bản thân trong các tình huống dưới đây:
Tình huống 1. Từ lâu, Lan đã ngưỡng mộ một bạn gái lớp bên vì bạn ấy hát rất hay. Lan muốn làm quen với bạn ấy. Tuy nhiên, trong hội thi văn nghệ của trường vừa qua, bạn gái đó đạt giải nhất và có rất nhiều người hâm mộ nên Lan hơi ngại.
Tình huống 2. Sau khi tham gia tổng vệ sinh khu phố với các cô bác hàng xóm, Hà đăng một số ảnh đang cùng mọi người thực hiện công việc đó lên facebook. Một lát sau có rất nhiều người nhấn nút thích và khen Hà có tinh thần cộng đồng, có ý thức trách nhiệm. Tuy nhiên, vẫn có những bình luận cho rằng Hà đăng ảnh như vậy để làm màu chứ chắc gì đã làm giống như vậy.
Tình huống 3. Quân là đội trưởng đội bóng đá của trường. Quân được giao nhiệm vụ lựa chọn thủ môn cho đội của mình trong buổi giao lưu với đội bóng trường bạn. Trong đội có hai người có thể đảm nhiệm vị trí này, một trong hai người là Bảo, em họ của Quân, nhưng khả năng bắt bóng không bằng bạn kia.
Hướng dẫn trả lời:
Tình huống 1. Mặc dù bạn gái kia vừa đạt giải nhất và có nhiều người hâm mộ nhưng Lan vẫn nên chủ động kết bạn với bạn ấy. Như vậy sẽ thể hiện được sự tự chủ của bản thân trong việc tạo dựng mối quan hệ mới.
Tình huống 2. Hà nên trả lời bình luận theo hướng tích cực, chân thành, cởi mở và có thể mời bạn cùng tham gia tổng vệ sinh với tổ dân phố trong t lần tới.
Tình huống 3, Quân nên lựa chọn bạn có khả năng bắt bóng tốt để tham gia đội bóng và chủ động giải thích với Bảo về việc lựa chọn của mình để Bảo hiểu được rằng, Quân lựa chọn như vậy vừa đảm bảo sự công bằng, khách quan vừa đảm bảo lợi ích cho đội bóng.
Bài tập 4. Ghi lại kết quả rèn luyện sự tự chủ của bản thân trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
– Ghi nhật kí những việc em đã làm để rèn luyện sự tự chủ của mình hạn trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội theo những nội dung sau:
+ Tình huống cụ thể:
+ Thời điểm xảy ra tình huống:
+ Cách ứng xử của em:
+ Bài học kinh nghiệm rút ra trong tình huống đó:
– Kết quả em đạt được khi rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội.
Hướng dẫn trả lời:
– Ghi nhật kí những việc em đã làm để rèn luyện sự tự chủ của mình hạn trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội theo những nội dung sau:
+ Tình huống cụ thể: Có người bình luận ác ý về bạn thân của em trên group facebook của trường
+ Thời điểm xảy ra tình huống: Tuần trước
+ Cách ứng xử của em: Em nhắn tin riêng với bạn đó, nhẹ nhàng nhắc nhở rằng những gì bạn đang nói là không đúng sự thật, yêu cầu bạn gỡ bình luận.
+ Bài học kinh nghiệm rút ra trong tình huống đó: Cần phải bình tĩnh để giải quyết vấn đề, không được phát ngôn bừa bãi trên internet
– Kết quả em đạt được khi rèn luyện sự tự chủ trong các mối quan hệ trong đời sống và trên mạng xã hội:
+ Xây dựng được các mối quan hệ lành mạnh, được bạn bè, thầy cô yêu quý
+ Sự tự chủ giúp em biết cách từ chối hoặc tránh xa khỏi những mối quan hệ hoặc tình huống có thể gây hại cho tâm lý hoặc sức khỏe của mình, cả trong thực tế và trên mạng xã hội.
+ Tự chủ trong quan hệ giúp em thấy tự tin hơn khi giao tiếp và tương tác với người khác.