Giải SBT HĐTN 8 cánh diều chủ đề 5: Em với gia đình

Hướng dẫn giải chủ đề 5: Em với gia đình SBT Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Tôn trọng, thuyết phục và ứng xử để người thân hài lòng

Bài tập 1: Em đã thực hiện những việc làm, lời nói nào dưới đây để người thân hài lòng?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn) 

a) Chào hỏi lễ phép ông bà, cha mẹ.

 

b) Quan tâm, hỏi han khi người thân có chuyện vui, buồn, khó khăn.

 

c) Nói lời yêu thương với người thân.

 

d) Nói những lời thể hiện sự tôn trọng người thân.

 

đ) Chăm sóc người thân.

 

e) Giúp đỡ anh chị em.

 

g) Chia sẻ công việc gia đình

 

h) Tự nguyện làm những việc thuộc trách nhiệm của người khác.

 

i) Tự nguyện nhận thiệt thòi về quyền lợi.

 

Lời nói, việc làm khác:

Hướng dẫn trả lời:

a) Chào hỏi lễ phép ông bà, cha mẹ.

X

b) Quan tâm, hỏi han khi người thân có chuyện vui, buồn, khó khăn.

X

c) Nói lời yêu thương với người thân.

X

d) Nói những lời thể hiện sự tôn trọng người thân.

X

đ) Chăm sóc người thân.

X

e) Giúp đỡ anh chị em.

X

g) Chia sẻ công việc gia đình

X

h) Tự nguyện làm những việc thuộc trách nhiệm của người khác.

 

i) Tự nguyện nhận thiệt thòi về quyền lợi.

 

Lời nói, việc làm khác:

  • Tôn trọng quyền riêng tư của người thân 

  • Khi người thân đạt được thành tựu hoặc có những khoảnh khắc đáng nhớ, em có thể chúc mừng và chia vui cùng họ.

Bài tập 2: Làm thế nào để thể hiện sự tôn trọng ý kiến khác nhau của người tin thân trong gia đình?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn)

a) Lắng nghe ý kiến của người thân.

 

b) Đặt mình vào vị trí của người nói để thấu hiểu.

 

c) Biết thừa nhận sự hợp lí, thiện chí trong ý kiến của người thân.

 

d) Nói lời cảm ơn người thân về những ý kiến hợp lí, thiện chí.

 

đ) Làm theo/ thực hiện những ý kiến phù hợp của người thân. 

 

Cách thực hiện khác:

Hướng dẫn trả lời:

a) Lắng nghe ý kiến của người thân.

X

b) Đặt mình vào vị trí của người nói để thấu hiểu.

X

c) Biết thừa nhận sự hợp lí, thiện chí trong ý kiến của người thân.

X

d) Nói lời cảm ơn người thân về những ý kiến hợp lí, thiện chí.

X

đ) Làm theo/ thực hiện những ý kiến phù hợp của người thân. 

X

Cách thực hiện khác: Tránh tranh luận hoặc xung đột mạnh mẽ khi có ý kiến khác nhau, thay vào đó, thử tìm ra điểm chung và hiểu được quan điểm của nhau.

Bài tập 3: Làm thế nào để thuyết phục người thân trong gia đình?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn)

a) Chọn thời điểm thích hợp khi người thân cởi mở, có tâm trạng tốt nhất.

 

b) Đưa ra những phương án hợp tình, hợp lí.

 

c) Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục.

 

d) Bình tĩnh khi có ý kiến trái chiều.

 

đ) Nêu dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình. 

 

e) Tác động đến tình cảm huyết thống để dễ thuyết phục

 

Cách thực hiện khác:

Hướng dẫn trả lời:

a) Chọn thời điểm thích hợp khi người thân cởi mở, có tâm trạng tốt nhất.

X

b) Đưa ra những phương án hợp tình, hợp lí.

X

c) Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc để thuyết phục.

X

d) Bình tĩnh khi có ý kiến trái chiều.

X

đ) Nêu dẫn chứng, lập luận kèm theo quan điểm của mình. 

X

e) Tác động đến tình cảm huyết thống để dễ thuyết phục

 

Cách thực hiện khác:

  • Lắng nghe người thân một cách tận tâm để hiểu rõ hơn về quan điểm của họ và tìm điểm chung.

  • Thể hiện sự tôn trọng đối với quan điểm của họ, dù có đồng tình hay không.

  • Đề xuất các giải pháp đáp ứng cả hai lợi ích của em và người thân.

Bài tập 4: Đề xuất cách xử lí thể hiện sự tôn trọng và thuyết phục người thân trong các tình huống dưới đây:

Tình huống 1. Chỉ muốn đăng kí tham gia nhóm tình nguyện viên tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng. Tuy nhiên, bố mẹ Chi không đồng ý vì cho rằng nhiệm vụ chính của Chi là học tập, không cần tham gia hoạt động nào cả.

Tình huống 2. Bình chia sẻ với gia đình về dự định muốn tham gia làm cộng tác viên của một mối kinh doanh nhỏ lẻ. Mọi người trong gia đình không ủng hộ và nói thẳng là không tin Bình sẽ thành công.

Tình huống 3. Hôm nay em trai của Hoà bỏ học vì mải chơi trò chơi điện tử. Bố mẹ Hoà rất bực và giận em. Hoà cũng buồn về em lắm.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1. Nếu là Chi, em cần nói để bố mẹ hiểu rằng em biết bố mẹ thương em, chỉ muốn em dành thời gian tập trung vào nhiệm vụ học tập. Sau đó, em cần thưa với bố mẹ là em có nhu cầu tham gia nhóm tình nguyện viên tuyên truyền bảo vệ môi trường trong cộng đồng để được đóng góp phần nào sức mình vào việc bảo vệ môi trường. Em tiếp tục thuyết phục bố mẹ rằng nếu chỉ tập trung vào học sẽ không thể phát triển toàn diện và Tin không có cơ hội phát triển các kĩ năng mềm khác, cho nên em mong rằng Earn bố mẹ thấu hiểu nhu cầu và nguyện vọng của em mà đồng ý. 

Tình huống 2. Nếu là Bình, em cần bình tĩnh thể hiện sự thông cảm và  tìm hiểu vì sao mọi người trong gia đình chưa ủng hộ Bình (có thể vì làm cộng tác viên của những mối kinh doanh nhỏ lẻ chưa phổ biến). Bình cần sưu tầm minh chứng về sự thành công của những người làm cộng tác viên cho những mối kinh doanh để chứng minh và thuyết phục gia đình ủng hộ Bình làm cộng tác viên của những mối kinh doanh nhỏ lẻ.

Tình huống 3. Nếu là Hoà, em cần chia sẻ nỗi buồn của bố mẹ về em trai. Tuy nhiên, Hoà cần động viên bố mẹ bớt giận và thuyết phục bố mẹ hãy tin rằng em trai sẽ thay đổi và hứa rằng Hoà sẽ khuyên nhủ, theo sát giúp đỡ em tiến bộ dần, giúp em tuyệt đối không bỏ học và lạm dụng chơi trò chơi điện tử nữa.

Bài tập 5: Ghi lại kết quả rèn luyện kĩ năng thuyết phục, tôn trọng và ứng xử để người thân hài lòng.

Hướng dẫn trả lời:

  • Rèn luyện kỹ năng thuyết phục giúp em có khả năng diễn đạt ý kiến một cách rõ ràng và ấn tượng hơn.
  • Mọi người cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, điều này làm cho mối quan hệ gia đình trở nên gắn kết hơn.
  • giúp mọi người cảm thấy hạnh phúc và thoải mái trong gia đình.

2. Tiết kiệm và thực hiện công việc gia đình

Bài tập 1. Em đã làm gì để thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình? 

(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn) 

a) Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. 

 

b) Tận dụng nước vo gạo, rửa rau để tưới cây.

 

c) Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết

 

d) Sử dụng hợp lí các vật dụng khác như bột giặt, kem đánh răng, điện thoại,...). 

 

đ) Chia sẻ, dùng chung một số đồ dùng, vật dụng với người thân trong gia đình.

 

e) Trao đổi/ bán lại những đồ vật cũ không dùng nữa.

 

Việc làm khác:

Hướng dẫn trả lời:

a) Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng. 

X

b) Tận dụng nước vo gạo, rửa rau để tưới cây.

X

c) Chỉ mua những thứ thực sự cần thiết

X

d) Sử dụng hợp lí các vật dụng khác như bột giặt, kem đánh răng, điện thoại,...). 

X

đ) Chia sẻ, dùng chung một số đồ dùng, vật dụng với người thân trong gia đình.

X

e) Trao đổi/ bán lại những đồ vật cũ không dùng nữa.

X

Việc làm khác:

  • Tìm hiểu và áp dụng các biện pháp tiết kiệm năng lượng như sử dụng bóng đèn LED, chọn nhiệt độ phù hợp khi sử dụng điều hòa.

  • Tái chế và tái sử dụng đồ cũ

  • Ưu tiên mua sản phẩm có nhãn hiệu thân thiện với môi trường và tái sử dụng khi có cơ hội.

  • Vặn chặt vòi nước sau khi sử dụng

Bài tập 2. Xác định những việc cần làm để hoàn thành các công việc gia đình. 

(Đánh dấu X vào ô tương ứng với câu trả lời em lựa chọn)

a) Liệt kê những công việc phải làm trong tuần.

 

b) Sắp xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần làm

 

c) Phân phối thời gian phù hợp cho từng công việc

 

d) Khi sắp xếp nên kết hợp những việc có thể cùng thực hiện để làm tăng hiệu quả sử dụng thời gian

 

đ) Đảm bảo hài hoà giữa thời gian dành cho học tập với thời gian làm công việc gia đình

 

Việc làm khác:

Hướng dẫn trả lời:

a) Liệt kê những công việc phải làm trong tuần.

X

b) Sắp xếp thứ tự ưu tiên những công việc cần làm

X

c) Phân phối thời gian phù hợp cho từng công việc

X

d) Khi sắp xếp nên kết hợp những việc có thể cùng thực hiện để làm tăng hiệu quả sử dụng thời gian

X

đ) Đảm bảo hài hoà giữa thời gian dành cho học tập với thời gian làm công việc gia đình

X

Việc làm khác:

  • Phân chia công việc trong gia đình một cách công bằng và hiệu quả.

  • Chọn ngày cố định trong tuần để cả nhà cùng nhau dọn dẹp nhà cửa

Bài tập 3: Viết kế hoạch thực hiện công việc gia đình trong tuần của bản thân vào bảng dưới đây:

STT

Công việc

Thời gian thực hiện

1

  

2

  

3

  

4

  

5

  

Ghi lại cảm xúc của em khi thực hiện được các công việc trong tuần theo kế hoạch đã lập:

Hướng dẫn trả lời:

STT

Công việc

Thời gian thực hiện

1

Giặt quần áo

Mỗi buổi tối, 20:00

2

Rửa bát 

Sau mỗi bữa ăn, hàng ngày

3

Dọn dẹp lại phòng ngủ

Thứ Bảy. 10:00 – 11:00

4

Tổng vệ sinh sân vườn

Chủ nhật, 09:00 – 11:00

5

Nấu cơm tối

Thứ Ba, Năm, Sáu 17:30 – 18:30

Thực hiện được những công việc theo kế hoạch khiến em rất vui. Việc hoàn thành các công việc gia đình giúp em phát triển kỹ năng quản lý thời gian và trách nhiệm, đồng thời giúp gia đình có cuộc sống hòa thuận và gắn kết hơn.

Bài tập 4. Đề xuất cách ứng xử thể hiện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình trong các tình huống dưới đây: 

Tình huống 1. Vừa ra khỏi nhà được 5 phút, Sơn chợt nhớ ra mình chưa tất quạt trong nhà. Nhìn đồng hồ và tính thời gian thì vẫn kịp giờ vào lớp nếu như quay về tắt quạt.

Tình huống 2. Mẹ Hải luôn muốn chu toàn trong việc chăm sóc gia đình nên thường hay mưa nhiều thức ăn. Hầu như bữa nào cũng còn thức ăn thừa phải bỏ đi.

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1. Nếu là Sơn em sẽ quay về nhà để tắt quạt vì vẫn kịp giờ học.

Tình huống 2. Nếu là Hải, em cần bày tỏ lòng biết ơn về sự chu đáo, thương chồng, con của mẹ. Sau đó em cần giải thích để mẹ giảm bớt lượng thức ăn trong mỗi bữa để vừa tiết kiệm chi phí, vừa để mọi người trong gia đình không phải ăn cố, hơn nữa thức ăn thừa để bữa sau ăn có hại cho sức khoẻ.

Bài tập 5: Ghi lại kết quả rèn luyện cách sống tiết kiệm trong sinh hoạt gia đình em đã thực hiện và những công việc gia đình em đã hoàn thành tốt.

Hướng dẫn trả lời:

  • Em đã chủ động tắt các thiết bị điện khi không sử dụng, điều này giúp giảm hóa đơn điện và bảo vệ môi trường.
  • Em đã tận dụng nước vo gạo và nước rửa rau để tưới cây trong vườn, giúp tiết kiệm nước 

  • Em đã phân chia công việc gia đình một cách công bằng và hoàn thành nhiệm vụ của mình một cách đầy đủ và kỷ luật.

  • Em đã chỉ mua những thứ thực sự cần thiết và tránh lãng phí tiền cho các mặt hàng không cần thiết.

Tìm kiếm google: Giải sách bài tập HDTN 8 KNTT, Giải SBT HDTN 8 kết nối chủ đề 5: Em với gia đình

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com