Giải SBT HĐTN 8 cánh diều chủ đề 1: Em với nhà trường

Hướng dẫn giải chủ đề 1: Em với nhà trường SBT Hoạt động trải nghiệm 8 Kết nối tri thức. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Kết nối tri thức" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

1. Xây dựng và giữ gìn tình bạn

Bài tập 1: Hãy viết về một tình bạn đẹp mà em đã xây dựng, giữ gìn và điều em thích nhất ở tình bạn đó. 

Hướng dẫn trả lời:

Em có một người bạn thân từ cấp 1 tên là Minh. Minh đối với em là một người bạn tuyệt vời. Em và Minh có thể chia sẻ với nhau mọi điều trong cuộc sống, từ niềm vui đến nỗi buồn. Sự thấu hiểu và tận tâm trong lời khuyên của Minh khiến em rất trân trọng. Khi em cảm thấy buồn, Minh luôn ở bên cạnh em, lắng nghe và đồng cảm. Ngoài ra, Minh còn là người bạn thông minh và hòa đồng. Minh thường giúp em học và chúng em tham gia vào các hoạt động ngoại khóa cùng nhau. Điều quý báu nhất mà em học được từ tình bạn này chính là sự thấu hiểu và tôn trọng giữa hai người. Em hy vọng rằng em và Minh sẽ cùng nhau trải qua nhiều kỷ niệm đáng nhớ cùng nhau hơn nữa.

Bài tập 2: Xác định cách ứng xử để xây dựng và giữ gìn tình bạn bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng với sự lựa chọn của em. 

Ứng xử với bạn

Nên

Không nên

Sẵn sàng chia sẻ khó khăn với nhau.

  

Kể hết mọi bí mật, riêng tư của bạn với người khác.

  

Góp ý thẳng thắn, mang tính tích cực.

  

Nói điều không hay về bạn với người khác.

  

Cùng bạn tham gia các hoạt động ý nghĩa.

  

Cởi mở chia sẻ với bạn khi có vướng mắc, vui, buồn.

  

Phán xét bạn.

  

Luôn suy nghĩ tích cực về bạn.

  

Im lặng khi có sự hiểu lầm về bạn.

  

Trung thực.

  

Làm những việc tốt đẹp cho bạn.

  

Không có lời nói làm tổn thương bạn.

  

Hướng dẫn trả lời:

Ứng xử với bạn

Nên

Không nên

Sẵn sàng chia sẻ khó khăn với nhau.

X

 

Kể hết mọi bí mật, riêng tư của bạn với người khác.

 

X

Góp ý thẳng thắn, mang tính tích cực.

X

 

Nói điều không hay về bạn với người khác.

 

X

Cùng bạn tham gia các hoạt động ý nghĩa.

X

 

Cởi mở chia sẻ với bạn khi có vướng mắc, vui, buồn.

X

 

Phán xét bạn.

 

X

Luôn suy nghĩ tích cực về bạn.

X

 

Im lặng khi có sự hiểu lầm về bạn.

 

X

Trung thực.

X

 

Làm những việc tốt đẹp cho bạn.

X

 

Không có lời nói làm tổn thương bạn.

X

 

Bài tập 3: Điền ý kiến của em về cách xây dựng và giữ gìn tinh bạn vào chỗ trong trong các câu sau: 

a) Muốn kết bạn với một người bạn mới, ta cần 

b) Để giữ gìn tình bạn, ta cần 

c) Đôi khi trong tình bạn cũng có thể xảy ra mâu thuẫn, lúc đó ta cần 

d) Theo em, một tình bạn đẹp là 

đ) Điều khó có thể chấp nhận trong tình bạn là 

Hướng dẫn trả lời:

a) Muốn kết bạn với một người bạn mới, ta cần chủ động, mạnh dạn, tự tin, chân thành, cởi mở nói lên mong muốn được kết bạn với người bạn đó. 

b) Để giữ gìn tình bạn, ta cần tin tưởng, tôn trọng, lắng nghe bạn và chân thành, cởi mở chia sẻ với bạn những khi vui, buồn, khó khăn. Không có lời nói, hành vi làm tổn thương bạn và nên trao đổi thẳng thần với thái độ tích cực khi có sự hiểu lầm nhau. 

c) Đôi khi trong tình bạn cũng có thể xảy ra mâu thuẫn, lúc đó ta cần bình tĩnh tìm nguyên nhân xảy ra mâu thuẫn, suy nghĩ cách giải quyết vấn đề, từ đó có lời nói, thái độ, hành động giải quyết mâu thuẫn một cách tốt nhất. 

d) Theo em, một tình bạn đẹp là một tình bạn luôn có sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau, luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu và sẵn sàng làm những điều tốt nhất cho bạn. 

đ) Điều khó có thể chấp nhận trong tình bạn là sự không trung thực, không chân thành, thiếu sự tin tưởng, tôn trọng lẫn nhau

Bài tập 4: Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau: 

Tình huống 1. Hân và Khánh ngồi cùng bàn và chơi thân với nhau. Vài ngày trước, Phương đã nói điều gì đó với Hân khiến Hân giận và không nói chuyện với Khánh nữa. Nếu là Khánh, em sẽ làm gì để giữ gìn tình bạn với Hân? 

Tình huống 2. Hiếu chuyển đến lớp 8A2 được 1 tháng rồi nhưng chỉ chơi được với Kiệt vì tính của Hiếu trầm, không thích nói chuyện với các bạn và ngại tham gia vào các hoạt động của lớp. Một số bạn trong lớp cho rằng Hiếu “công tử, "kiêu ngạo”. Nếu là Kiệt, em sẽ khuyên Hiếu như thế nào để xây dựng tình bạn với các bạn trong lớp? 

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1. Nếu là Khánh, em sẽ chủ động lựa lúc thuận lợi hoặc khi Hân đang vui vẻ để gặp Hân và hỏi Hân với thái độ chân thành, cởi mở, lắng nghe lí do Hân giận mình, không nói chuyện với mình. Nếu Hân có su hiểu lầm nào đó, em sẽ giải thích để Hân hiểu rằng em luôn tôn trọng, quý mến, tin tưởng bạn ấy và không bao giờ nói xấu hoặc có hành vi gây tổn thương đến tình bạn giữa em với Hân. 

Tình huống 2. Nếu là Kiệt, em có thể khuyên Hiếu nên chủ động, cởi mở nói chuyện và có thái độ hoà đồng với các bạn trong lớp, đồng thời mạnh dạn, tích cực tham gia vào các hoạt động chung của lớp để gần gũi với các bạn và hiểu về các bạn trong lớp mình nhiều hơn.

Bài tập 5: Viết lại những điều em muốn nói với bạn để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp. 

Hướng dẫn trả lời:

  • Hãy tôn trọng quan điểm và ý kiến của nhau.

  • Nếu gặp khó khăn hoặc cần sự giúp đỡ, đừng ngần ngại chia sẻ, mình sẽ giúp đỡ bạn

  • Hãy tham gia vào các hoạt động ngoại khóa và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ cùng nhau

  • Nếu có mâu thuẫn hoặc xung đột, chúng ta nên ngồi lại nói chuyện, thấu hiểu để giải quyết vấn đề

Bài tập 6: Ghi lại kết quả rèn luyện kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn ở lớp, trường, cộng đồng nơi em sống để chia sẻ với thầy cô và các bạn.

Hướng dẫn trả lời:

Kết quả: 

  • Em có thêm nhiều người bạn mới

  • Em được nhiều người yêu quý

  • Em cảm thấy mình sống vui vẻ, tích cực hơn

2. Phòng, tránh bát nạt học đường

Bài tập 1: Hành vi bắt nạt học đường có những dấu hiệu nào?

(Khoanh tròn vào những chữ cái đứng trước câu phù hợp với phương án em lựa chọn)

a) Thể hiện thái độ gây hấn

b) Dùng những lời nói không hay để trêu chọc, chửi rủa, chế nhạo, chỉ trích, đe doạ bạn học.

c) Tẩy chay, cô lập, cố ý loại đối tượng ra khỏi nhóm

d) Tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội

đ) Có hành động đe doạ, ép buộc bạn học làm việc gì đó.

e) Dụ dỗ, sai khiến, xúi giục bạn khác thực hiện hành vi bắt nạt.

g) Thẳng thắn phê bình lỗi sai của bạn trước mặt bạn khác

Hướng dẫn trả lời:

a) Thể hiện thái độ gây hấn

b) Dùng những lời nói không hay để trêu chọc, chửi rủa, chế nhạo, chỉ trích, đe doạ bạn học.

c) Tẩy chay, cô lập, cố ý loại đối tượng ra khỏi nhóm

d) Tung tin đồn thất thiệt trên mạng xã hội

đ) Có hành động đe doạ, ép buộc bạn học làm việc gì đó.

e) Dụ dỗ, sai khiến, xúi giục bạn khác thực hiện hành vi bắt nạt.

Bài tập 2: Ghép nội dung ở cột A với nội dung ở cột B để được câu trả lời đúng về các hành vi bắt nạt học đường.

A

B

1. Thể hiện thái độ coi thường, khinh miệt

a) là hành vi tung tin đồn trước đám đông, đặt biệt danh xấu, bình luận khiếm nhã về ngoại hình.

2. Tạo cho người khác cảm xúc tiêu cực, xấu hổ để làm niềm vui

b) là hành vi không cho bạn chơi với mọi người, không cho bạn tham gia vào các hoạt động của tập thể.

3. Bắt nạt qua mạng

c) là hành vi làm cho người bị bắt nạt tự ti, không tin tưởng vào bản thân (ví dụ khinh thường bạn nghèo, vì học kém, vì xấu) ...

4. Cô lập, khai trừ khỏi nhóm

d) là hành vi đăng tải hình ảnh, video hoặc những thông tin cá nhân với những nội dung sai lệch lên các trang mạng xã hội.

Hướng dẫn trả lời:

1- c

2- a

3- d

4- b

Bài tập 3: Xác định những việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.

(Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu phù hợp với phương án em lựa chọn)

a. Giữ im lặng

b. Nói với thầy cô hoặc bố mẹ khi bị bắt nạt.

c. Có ý định trả thù người đã bắt nạt mình.

d. Bỏ qua, phớt lờ coi như không có chuyện gì xảy ra.

đ. Nói xấu người bắt nạt mình với người khác.

e. Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gấy hấn của kẻ bắt nạt.

g. Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt.

Hướng dẫn trả lời:

b. Nói với thầy cô hoặc bố mẹ khi bị bắt nạt.

e. Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gấy hấn của kẻ bắt nạt.

g. Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt.

Bài tập 4: Em hãy đề xuất cách xử lí thể hiện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường trong các tình huống sau: 

Tình huống 1. Loan học giỏi các môn và có ngoại hình xinh đẹp nên được nhiều bạn trong lớp, nhất là các bạn nam yêu mến. Tuy nhiên, một số bạn nữ không thích điều đó nên đã nói xấu Loan và lôi kéo một số bạn khác không chơi với Loan nữa để cô lập Loan. 

Tình huống 2. Hà ngồi học cạnh Nam và thường xuyên bị Nam trêu chọc ác ý. Nhiều khi Hà khóc tấm tức một mình vì chỉ sợ nếu báo cáo với cô giáo chủ nhiệm sẽ bị Nam đánh. 

Hướng dẫn trả lời:

Tình huống 1: Em sẽ tìm cơ hội để trò chuyện riêng với những bạn nữ đã nói xấu Loan,  lắng nghe họ và cố gắng hiểu rõ nguyên nhân của họ cảm thấy như vậy. Sau đó em sẽ giải thích rằng mối quan hệ hòa thuận sẽ tạo ra môi trường học tập tốt hơn. Ngoài ra, em cũng khuyến khích Loan nói chuyện, tham gia các hoạt động ngoại khóa với nhiều bạn nữ khác để xóa bỏ khoảng cách, thấu hiểu nhau hơn và hòa nhập với các bạn.

Tình huống 2: Em sẽ nói chuyện riêng với Hà, thể hiện sự quan tâm và lắng nghe để hiểu rõ hơn về những khó khăn mà Hà đang phải đối mặt. Sau đó em sẽ báo cáo lại với cô giáo chủ nhiệm, để cô xử lí bạn Nam và không để tình trạng này diễn ra nữa

Bài tập 5: Ghi lại kết quả rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường em đã thực hiện và ý tưởng thiết kế hình ảnh, thông điệp "Lớp học không có bắt nạt" của em/ nhóm em.

Hướng dẫn trả lời:

Kết quả:

  • Tạo ra một môi trường học tập an toàn và thân thiện
  • Học sinh có sự kết nối với nhau
  • Nâng cao nhận thức của học sinh trong vấn đề bạo lực học đường

3. Xây dựng truyền thống nhà trường

Bài tập 1: Kể tên những truyền thống nổi bật của nhà trường và những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

Truyền thống nhà trường:

  • Tri ân thầy cô nhân ngày 20-11-Ngày Nhà giáo Việt Nam.
  • Giúp đỡ các em học sinh nghèo vượt khó.
  • Tích cực bảo vệ môi trường.

Những hoạt động góp phần phát huy truyền thống nhà trường của em:

  • Tổ chức buổi lễ tri ân thầy cô ngày 20-11
  • Tổ chức, kêu gọi mọi người chung tay góp sức ủng hộ các em học sinh nghèo.
  • Phát động các phong trào trồng cây xanh, dọn vệ sinh hàng tháng.

Bài tập 2: Đánh dấu X vào ô tương ứng với cảm xúc của em khi tham gia cuộc thi “Em yêu trường em" do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động và giải thích vì sao em có cảm xúc đó.

 

Vui vẻ

Tự hào

Ngạc nhiên

Buồn

Thất vọng

a) Khi tham gia các hoạt động này, em cảm thấy:

     

b) Sản phẩm của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường khiến em cảm thấy:

     

c) Khi nghĩ về ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường, em cảm thấy:

     

Giải thích lí do em có cảm xúc đó:

Hướng dẫn trả lời:

 

Vui vẻ

Tự hào

Ngạc nhiên

Buồn

Thất vọng

a) Khi tham gia các hoạt động này, em cảm thấy:

X

X

   

b) Sản phẩm của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường khiến em cảm thấy:

X

X

   

c) Khi nghĩ về ý nghĩa của hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường, em cảm thấy:

 

X

   

Giải thích lí do em có cảm xúc đó: Cuộc thi này cho em cơ hội thể hiện sự tình cảm và lòng tự hào đối với trường học. Em có thể chia sẻ những điều tuyệt vời về trường, những hoạt động học tập và văn hóa mà em đã trải qua. Điều này giúp thể hiện lòng biết ơn và góp phần xây dựng tình cộng đồng trong trường học. Vì vậy, sau khi tham gia cuộc thi này em cảm thấy rất vui và tự hào. 

Bài tập 3: Viết về một hoạt động mà em đã thực hiện nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

  • Tên việc làm cụ thể: 
  • Những thành viên cùng tham gia: 
  • Cách thức thực hiện: 
  • Kết quả thực hiện
  • Ý nghĩa của hoạt động:

Hướng dẫn trả lời:

  • Tên việc làm cụ thể: Kỉ niệm chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

  • Những thành viên cùng tham gia: Học sinh toàn trường

  • Cách thức thực hiện: Tổ chức hoạt động thi đua học tập giữa các khối lớp và hoạt động văn nghệ toàn trường.

  • Kết quả thực hiện: Học sinh toàn trường tham gia năng nổ, nhiệt tình, đạt thành tích cao trong học tập 

  • Ý nghĩa của hoạt động: Tri ân và biết ơn đến thầy cô giáo – những người đã dạy dỗ và truyền đạt tri thức đến các thế hệ học trò.

Bài tập 4: Ghi lại nội dung, hình thức thực hiện một nhiệm vụ xây dựng truyền thống nhà trường để tham gia cuộc thi "Em yêu trường em" do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh phát động. 

a) Nội dung: 

b) Hình thức:

Hướng dẫn trả lời:

a) Nội dung: Giúp đỡ những bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn

b) Hình thức: Tổ chức chương trình quyên góp sách vở, đồ dùng học tập, quần áo cho các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thành tích cao trong học tập vào sáng thứ 6 cuối cùng của tháng.

Bài tập 5: Ghi lại những việc làm cụ thể em đã thực hiện để góp phần xây dựng truyền thống trường em.

Hướng dẫn trả lời:

  • Chấp hành tốt và nghiêm chỉnh các nội quy của nhà trường đặt ra.
  • Thi đua cùng nhau tiến bộ trong việc học tập.
  • Giữ gìn vệ sinh trường lớp sạch, đẹp.
  • Tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường.
  • Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.
  • Tham gia ủng hộ, giúp đỡ các bạn học sinh khó khăn
Tìm kiếm google: Giải sách bài tập HDTN 8 KNTT, Giải SBT HDTN 8 kết nối chủ đề 1: Em với nhà trường

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com