Hướng dẫn giải nhanh hoạt động trải nghiệm 8 KNTT bài 1 Em với nhà trường (P1)

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn hoạt động trải nghiệm 8 bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống bài 1 Em với nhà trường (P1). Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

1. XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN

Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xây dựng và giữ gìn tình bạn

Câu 1: Chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn.

Hướng dẫn trả lời:

Em và người bạn của em là hàng xóm. Hàng ngày, chúng em cùng nhau đến trường, cùng nhau đi chơi, giúp đỡ nhau trong cuộc sống hàng ngày. 

Câu 2: Thảo luận về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn

Hướng dẫn trả lời:

Luôn chia sẻ, lắng nghe, chủ động nhận lỗi, cởi mở, hoà đồng với bạn bè

THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn

Câu 1: Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hồng Ánh có rất nhiều điểm chung giống mình, Minh Hà rất muốn kết bạn với Hồng Ánh

Hướng dẫn trả lời:

Minh Hà có thể chủ động bắt chuyện với Hồng Ánh thông qua sở thích chung

Tình huống 2: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khang nói xấu mình.

Hướng dẫn trả lời:

Minh nên nói chuyện thẳng thắn với Khang để hiểu nhau rõ hơn, tránh những hiểu lầm không đáng có

Tình huống 3: Hiền rất buồn khi nghe tin người bạn thân của mình sắp chuyển trường

Hướng dẫn trả lời:

Hiền nên dành thời gian đi chơi, mua quà lưu niệm cho bạn thân, trao đổi phương thức liên lạc. 

Câu 2. Thực hiện một số việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp

Hướng dẫn trả lời:

Tổ chức buổi sinh hoạt lớp, chơi trò chơi đồng đội, gửi thư ẩn danh

Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn ở lớp, trường và cộng đồng nơi em sống

2. PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

Hoạt động 1: Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường

Câu 1: Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắt nạt

Hướng dẫn trả lời:

Năm ngoái em từng chứng kiến cảnh 1 bạn học sinh bị 1 nhóm học sinh khác quây kín lại trong nhà vệ sinh nhằm mục đích cướp tiền sinh hoạt.

Câu 2: Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường

Hướng dẫn trả lời:

- Sợ hãi đến trường, tiếp xúc bạn bè 

- Xuất hiện thương tích trên cơ thể

- Sa sút học hành

Hoạt động 2: Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường

Câu hỏi: Thảo luận để xác định những việc nên và không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.

Hướng dẫn trả lời:

Việc nên làm

Việc không nên làm

- Tìm kiếm sự giúp đỡ của những người xung quanh, người thân, thầy cô

- Dũng cảm lên tiếng tố cáo, không khuất phục trước kẻ bắt nạt

- Giếm diếm gia đình, thầy cô

- Dùng bạo lực chống đối, nghe – làm theo những gì kẻ bắt nạt sai bảo

VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

Tình huống 1: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp.

Hướng dẫn trả lời:

Em từ chối Thành và nói chuyện thẳng thắn với bạn. Nếu bạn tiếp tục làm phiền, em sẽ tìm sự giúp đỡ của thầy cô. 

Tình huống 2: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn.

Hướng dẫn trả lời:

Em sẽ nói chuyện thẳng thắn và dứt khoát với bạn. Nếu Duy Anh vẫn tiếp tục hành vi trêu chọc, em sẽ báo cáo với thầy cô, gia đình để can thiệp

Tình huống 3: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập

Hướng dẫn trả lời:

Em sẽ không làm theo yêu cầu của bạn và báo cáo sự việc cho thầy cô để tránh những trường hợp tương tự xảy ra. 

VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

Câu hỏi: Thiết kế những hình ảnh, thông điệp: Lớp học không bắt nạt

Hướng dẫn trả lời:

Thiết kế những hình ảnh, thông điệp: Lớp học không bắt nạt

3. XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về những việc cần làm để xây dựng truyền thống nhà trường

Câu 1: Chia sẻ về truyền thống trường em và những việc các thầy, cô giáo, học sinh đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường

Hướng dẫn trả lời:

- 20/11 tổ chức chương trình kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

- 2/11 tổ chức chương trình kỉ niệm ngày thành lập QĐND Việt Nam  

Câu 2: Thảo luận những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

Tham gia tích cực các chương trình, phong trào của nhà trường, thi đua điểm tốt

THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hiện hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường

Câu hỏi: Em có thường hay tham gia những cuộc thi do đoàn trường tổ chức hay không và nó diễn ra như nào?

Hướng dẫn trả lời:

Em rất tích cực tham gia vào các hoạt động Đoàn đội ở trường như: cuộc thi tìm hiểu về Bác, học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đoàn viên ưu tú…

Em có thường hay tham gia những cuộc thi do đoàn trường tổ chức hay không và nó diễn ra như nào?

VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Tham gia những việc làm cụ thể để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Hướng dẫn trả lời:

Tham gia thi đua điểm tốt, tri ân thầy cô ngày Nhà giáo, quyên góp áo ấm mùa đông...

Tìm kiếm google: giải nhanh hoạt động trải nghiệm 8, giải hoạt động trải nghiệm 8 KNTT, soạn hoạt động trải nghiệm 8 KNTT

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com