Giải chi tiết HĐTN 8 Kết nối mới chủ đề 1: Em với nhà trường

Giải chủ đề 1: Em với nhà trường sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN TÌNH BẠN

Khám phá- kết nối

Hoạt động 1: Tìm hiểu việc xây dựng và giữ gìn tình bạn

Câu hỏi 1: Chia sẻ về một tình bạn mà em đã xây dựng và giữ gìn.

Hướng dẫn trả lời:

Em có một người bạn thân từ nhỏ. Chúng em ở đối diện nhà em, chúng em cùng nhau đi học, cùng nhau lớn lên, cùng nhau trải qua những năm tháng. Em luôn chân trọng và yêu quý người bạn này.

Câu hỏi 2: Thảo luận về cách xây dựng và giữ gìn tình bạn

Hướng dẫn trả lời:

-Luôn tôn trọng nhau

-Luôn yêu thương, quan tâm nhau

-Luôn nghĩ cho nhau

_Thẳng thà, thẳng thắn

THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hành kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn

Câu hỏi 1. Đề xuất cách xây dựng và giữ gìn tình bạn trong các tình huống sau:

Tình huống 1: Minh Hà vẽ rất đẹp nhưng lại nhút nhát, ít nói và ngại giao tiếp với các bạn. Trong lớp, thấy Hồng Ánh có rất nhiều điểm chung giống mình, Minh Hà rất muốn kết bạn với Hồng Ánh

Tình huống 2: Minh và Khang học cùng lớp và chơi thân với nhau. Nhưng hôm nay Minh rất buồn vì một bạn trong lớp kể là đã nghe thấy Khanh nói xấu mình.

Tình huống 3: Hiền rất buồn khi nghe tin người bạn thân của mình sắp chuyển trường

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Bạn Hà nên chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người, Minh Hà nên chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè.

- Tình huống 2: Nếu là Minh em sẽ gặp Khang và thẳn thắn với nhau nếu ai có lỗi thì sẽ xin lỗi người kia để chúng ta cùng hòa thuận.

- Tình huống 3: Nếu là Hiền em sẽ gặp bạn và tặng bạn những món quà làm kỉ niệm để sau này còn hoài niệm và chúng ta sẽ thường xuyên liên lạc với nhau khi có thời gian rảnh.

Câu hỏi 2. Thực hiện một số việc làm để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong lớp

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ như:

  • Tổ chức buổi sinh hoạt lớp cuối tuần, mọi người cùng nhau chia sẻ về cảm nhận của mình với người kia
  • Viết điều muốn nói với bạn vào giấy và đổi cho nhau

VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Rèn luyện kĩ năng xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn ở lớp, trường và cộng đồng nơi em sống

Câu hỏi: Thực hiện những việc làm, lời nói phù hợp để xây dựng và giữ gìn tình bạn với các bạn trong cộng đồng nơi em sống.

Hướng dẫn trả lời:

Em cần:

  • Cố gắng hòa đồng với mọi người
  • Chia sẻ với các bạn khi các bạn có chuyện vui hoặc buồn
  • Cùng các bạn xây dựng tình bạn tốt đẹp, trong sáng, lành mạnh.

2. PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

KHÁM PHÁ_KẾT NỐI

Hoạt động 1: Nhận diện dấu hiệu của bắt nạt học đường

Câu hỏi 1. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân em bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn bị bắ nạt

Hướng dẫn trả lời:

Hồi mẫu giáo em từng thấy một nhóm bạn tụ họp lại để bắt nạt một bạn. Những bạn kia còn động chân động tay với bạn đấy, còn có bạn có những lời nói xúc phạm đến bạn kia

Câu hỏi 2. Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường

Hướng dẫn trả lời:

  • Một nhóm người cùng đánh hay nhục mạ một người
  • Người này cậy mình to khỏe hơn và bắt nạt người yếu hơn
  • Đánh bạn hoặc ném đồ dùng học tập của bạn

Hoạt động 2: Xác định cách phòng, tránh bắt nạt học đường

Câu hỏi: Thảo luận để xác định những việc nên và không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường.

Hướng dẫn trả lời:

Việc nên làmViệc không nên làm
  • Kể lại với người mà em tin tưởng về việc bị bắt nạt
  • Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt
  • Thể hiện rõ thái độ " Không chấp nhận khi bị bắt nạt"(nghiêm mặt, giật tay ra,...)
  • Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt
  • Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức
  • Giấu giếm thông tin mình bị bắt nạt
  • Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt

Hoạt động 3: Thực hành kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường

Tình huống 1: Hôm trước, khi thảo luận nhóm trực tuyến, Minh đã bị Thành chụp bức hình với biểu cảm không đẹp. Vài ngày sau đó, ở trên lớp Thành luôn nói với Minh là nếu không chép bài cho mình, sẽ đưa ảnh đó lên trang mạng xã hội của lớp.

Tình huống 2: Hạnh ngồi cạnh Duy Anh và thường xuyên bị bạn trêu đùa ác ý nên em cảm thấy rất khó chịu. Hạnh đã xin chuyển chỗ để tránh bị bạn làm phiền, ảnh hưởng đến việc học. Tuy nhiên, sau khi Hạnh chuyển chỗ, Duy Anh vẫn thường sang bàn của Hạnh và tiếp tục trêu bạn.

Tình huống 3: Biết Đức Anh là học sinh mới chuyển trường khác đến, một nhóm học sinh trong trường thường xuyên chặn đường bạn và đòi hỏi những thứ vô lí, lúc thì yêu cầu đưa tiền ăn sáng, lúc thì lục cặp lấy hết đồ dùng học tập

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Nếu em là Minh em sẽ nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn thấy những bức ảnh xấu như vậy bạn mà bị đưa lên thì bạn sẽ cảm thấy như nào.

- Tình huống 2: Nếu là Hạnh em sẽ nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em. 

- Tình huống 3: Nếu là Đứa Anh em sẽ nói với cô giáo và nói với bố mẹ về việc này. Nhóm bạn kia cần được xử lí để tránh những bạn khác bị giống Đức Anh

VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Rèn luyện kĩ năng phòng, tránh bắt nạt học đường.

Câu hỏi: Thiết kế những hình ảnh, thông điệp: Lớp học không bắt nạt

Hướng dẫn trả lời:

Câu hỏi: Thiết kế những hình ảnh, thông điệp: Lớp học không bắt nạt

3. XÂY DỰNG TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu về những việc cần làm để xây dựng truyền thống nhà trường

Câu hỏi 1. Chia sẻ về truyền thống trường em và những việc các thầy, cô giáo, học sinh đã làm để xây dựng truyền thống nhà trường

Hướng dẫn trả lời:

-Ngày 20/11 trường em thường tổ chức chương trình tri ân thầy cô

-Tháng 3 tổ chức chương trình trồng cây gây rừng

.....

Câu hỏi 2. Thảo luận những việc em có thể làm nhằm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

Hướng dẫn trả lời:

-Tích cực tham gia các chương trình mà trường tổ chức

-Hưởng ứng mọi chương trình 

-Học tập tốt và luôn ngoan ngoãn, nghe lời thầy cô

THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hiện hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường

Câu hỏi: Em có thường hay tham gia những cuộc thi do đoàn trường tổ chức hay không và nó diễn ra như nào?

Hướng dẫn trả lời:

Mỗi khi có chương trình do đoàn trường tổ chức em thường tham gia rất hăng hái như cuộc thi vẽ, cuộc thi ca hát, tìm hiểu về đảng cộng sản Việt Nam,...

tìm hiểu về đảng cộng sản Việt Nam,...

VẬN DỤNG

Hoạt động 3: Tham gia những việc làm cụ thể để góp phần xây dựng truyền thống nhà trường

Hướng dẫn trả lời:

Em thường xuyên tham gia các hoạt động của trường như tham gia các hoạt động múa hát, tri ân thầy cô,...

Cùng vận động các bạn tham gia trồng cây,quyên góp giúp đỡ người gặp khó khăn.

Tìm kiếm google: Giải HĐTN 8 KNTT chủ đề 1: Em với nhà trường , giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức chủ đề 1: Em với nhà trường, giải sách giáo khoa HĐTN 8 KNTT chủ đề 1: Em với nhà trường

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com