Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT chủ đề 1: Phòng, tránh bắt nạt học đường

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức chủ đề 1: Phòng, tránh bắt nạt học đường. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

HOẠT ĐỘNG 1. NHẬN DIỆN DẤU HIỆU CỦA BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

1. Chia sẻ một trải nghiệm bản thân bị bắt nạt hoặc chứng kiến bạn khác bị bắt nạt.

Gợi ý:

- Hoàn cảnh gặp nhau

- Lời nói, cử chỉ, hành động của người bắt nạt

- Cảm xúc của em hay bạn bị bắt nạt khi phải chịu những lời nói, cử chỉ, hành động đó

Kết luận:

+ Bắt nạt học đường là những hành vi sử dụng sức mạnh thể chất và tinh thần để đe dọa, làm tổn thương người khác nhằm mục đích kiểm soát và duy trì quyền lực của người bắt nạt đối với người bị bắt nạt. Hành vi bắt nạt không xảy ra một lần mà lặp đi lặp lại theo thời gian ở trẻ trong độ tuổi đến trường.

+ Các loại bắt nạt học đường chính bao gồm: Bắt nạt thể chất, bắt nạt tinh thần, bắt nạt mối quan hệ, bắt nạt trên môi trường mạng và bắt nạt kinh tế.

2. Thảo luận để xác định các dấu hiệu của bắt nạt học đường.

Các dấu hiệu của bắt nạt học đường:

- Bắt ép bạn chép bài và làm bài tập cho mình.

- Cố tình làm hỏng đồ dùng học tập của bạn.

- Làm đau bạn bằng các hành động: đánh, ném đồ vật vào người, bắt quỳ gối.

- Nhắn tin đe dọa.

- Cô lập bạn bằng cách ngăn cấm không cho bạn khác chơi cùng.

- Chặn đường lục cặp, bắt nộp tiền, đồ dùng học tập.

Kết luận:

+ Bắt nạt học đường thể hiện qua nhiều dấu hiệu khác nhau như: xé áo, làm hỏng đồ dùng học tập của bạn; gọi bạn với biệt danh xấu xí như“con heo”, “đen như cột nhà cháy”; vẽ bậy lên mặt, quần áo và sách vở, nói xấu, tung những tin đồn không có thật; giấu đồ dùng cá nhân như dép hoặc đồ dùng học tập, chặn tiền ăn sáng hoặc tiền tiêu vặt, đe dọa hoặc ngăn cản việc gì đó; tung ảnh xấu xí lên mạng xã hội, bình luận khiếm nhã về ngoại hình của bạn,... 

+ Bắt nạt học đường gây hậu quả nghiêm trọng bởi không chỉ làm tổn thương thể chất lẫn tinh thần mà còn làm cho các em HS bị bắt nạt mất tự tin, trầm cảm và kết quả học tập bị sa sút. Nếu những hành vị này lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bản thân bị tổn thương về thể chất và tinh thần thì cần phải tìm cách để được trợ giúp, giải quyết.

HOẠT ĐỘNG 2. XÁC ĐỊNH CÁCH PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

* Những việc nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường:

- Kể lại với người mà em tin tưởng

về việc bị bắt nạt.

- Bỏ đi hoặc kêu to để nhờ người trợ giúp khi đối diện với kẻ bắt nạt.

- Thể hiện rõ thái độ “Không chấp nhận khi bị bắt nạt” (nghiêm mặt, giật tay ra,...).

- Không trả lời tin nhắn có nội dung đe dọa, gây hấn của kẻ bắt nạt.

* Những việc không nên làm để phòng, tránh bắt nạt học đường:

- Thể hiện sự hiếu chiến, thái độ thách thức.

- Giấu diếm thông tin mình bị bắt nạt.

- Không giúp đỡ khi chứng kiến bạn bị bắt nạt.

Kết luận:

* Để phòng, tránh bắt nạt học đường mỗi HS nên:

+ Tham gia các hoạt động cùng bạn bè.

+ Tham gia một số môn thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng sự tự tin.

+ Tránh đi đến những chỗ khuất hoặc đi một mình khi đang có nguy cơ bị bắt nạt.

+ Tránh xung đột với bạn bè và kể lại sự việc với người lớn nếu không cảm thấy an toàn.

* Khi có nguy cơ, dấu hiệu bị bắt nạt học đường, các em nên:

+ Bỏ đi khi đối diện với kẻ bắt nạt.

+ Kêu to cho những người xung quanh nghe thấy.

+ Khi đối diện với kẻ bắt nạt, hãy nhìn thẳng, tỏ thái độ không đồng tình với hành vi bắt nạt rồi bỏ đi. 

+ Không nên thể hiện thái độ hiếu chiến hoặc trả thù, không giấu diếm việc mình bị bắt nạt để có thể ngăn chặn kịp thời và tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc.

HOẠT ĐỘNG 3. THỰC HÀNH KĨ NĂNG PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

+ Tình huống 1: Nếu em là Minh, em sẽ nói chuyện thẳng thắn với bạn Thành em không sợ những bức ảnh như vậy và nếu như bạn thấy những bức ảnh xấu như vậy bạn mà bị đưa lên thì bạn sẽ cảm thấy như nào.

+ Tình huống 2: Nếu là Hạnh, em sẽ nói với cô giáo về việc bạn Duy Anh thường xuyên làm phiền, ảnh hưởng đến việc học của em.

+ Tình huống 3 Nếu là Đức Anh, em sẽ nói với cô giáo và bố mẹ về việc này. Nhóm bạn kia cần được xử lí để tránh những bạn khác bị giống Đức Anh.

HOẠT ĐỘNG 4. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG PHÒNG, TRÁNH BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG

+ Chủ động phòng, tránh các hành vi bắt nạt học đường và giúp người khác nhận ra các dấu hiệu của bắt nạt học đường.

+ Tham gia thiết kế hình ảnh và khẩu hiệu “Lớp học không có bắt nạt” do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường tổ chức.

TỔNG KẾT:

+ Bắt nạt học đường gây ra hậu quả xấu đối với cả HS bắt nạt và HS bị bắt nạt.

+ Những HS là thủ phạm của hành vi bắt nạt thường hạn chế về khả năng kiểm soát cảm xúc, thiếu sự cảm thông và chia sẻ với người khác.

+ Mỗi HS cần biết cách phòng tránh bắt nạt học đường, đồng thời có thái độ kiên quyết đối với những hành vi bắt nạt học đường để góp phần tạo môi trường an toàn, thân thiện và bình đẳng trong trường học.

Tìm kiếm google: Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chủ đề 1: Phòng, tránh bắt nạt học đường, giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách kết nối chủ đề 1: Phòng, tránh bắt nạt học đường, giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com