Giải chi tiết HĐTN 8 Kết nối mới chủ đề 2: Khám phá bản thân

Giải chủ đề 2: Khám phá bản thân sách Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học.

1. TÍNH CÁCH VÀ CẢM XÚC CỦA TÔI

KHÁM PHÁ

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Câu hỏi 1. Chia sẻ về một số nét đặc trưng trưng trong tính cách của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Luôn vui vẻ, hòa đồng với mọi người

Luôn giúp đỡ những người khác khi họ cần

Câu hỏi 2. Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bạn thân

Hướng dẫn trả lời:

- Nét đặc trưng là những nét mà mình thường hay thể hiện mà đôi khi mình không nhận ra ví dụ: vui vẻ, hòa đồng, hay hoạt bát...

- Thường được người khác nhận ra

Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Câu hỏi 1. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:

Tình huống: Sáng chủ nhật, Minh và Khoa hẹn nhau đi thăm một bạn trong nhóm bị ốm nhưng đã quá giờ hẹn 15 phút Minh vẫn chưa thấy Khoa đến. Nghĩ Khoa ngại đi xa hoẵ đã quên hẹn, trời lại năng nóng nên Minh rất bực bội, khó chịu. Đúng lúc Minh định bỏ về thì Khoa xuất hiện. Nhìn mặt mũi đỏ gay của bạn, mồ hôi thì nhễ nhại, thất thiểu dắt chiếc xe đạp bị xẹp lốp, cơn giận của Minh bỗng chốc tan biến. Trong Minh chỉ còn thấy thương bạn vất vả vì phải đi bộ cả một quãng đường dài dưới trời nắng nóng.

Hướng dẫn trả lời:

Trong tình huống trên bạn Minh thay đổi từ tức giận sang thương bạn Khoa vì bạn thương bạn đã phải vất vả dắt xe một quãng đường xa để tới chỗ hẹn với mình.

Câu hỏi 2. Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Hướng dẫn trả lời:

Một hôm em và bạn hẹn nhau đi học. Em chờ bạn mình đã quá giờ hẹn 10 phút rồi và sắp muộn học rồi nhưng em vẫn không thấy bạn mình. Em đang định đi học trước thì bạn em xuất hiện. Em đã hít thở thật sâu để bình tĩnh lại và hỏi bạn sao lại đi học muộn. Khi nghe câu trả lời rằng xe bạn bị tuột xích khi vừa dắt ra cửa em đã thấy khổ thân cho bạn, và sau đó em cùng bạn tới trường.

Câu hỏi 3. Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Hướng dẫn trả lời:

-Hít một hơi thật sâu để điều chỉnh lại cảm xúc

-Uống một cốc nước...

-Suy nghĩ mọi chuyện lạc quan hơn

THỰC HÀNH

Hoạt động 3: Giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ như:

-Tính cách: vui vẻ, hòa đồng

-Thái độ với mọi người: luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người,...

Hoạt động 4: Thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực

Câu hỏi: Sắm vai nhân vật trong các tình huống dưới đây để thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

Tình huống 1: Bài kiểm tra môn Ngữ văn vừa rồi Bình nghĩ mình sẽ được ít nhất 7 điểm. Tuy nhiên đến khi trả bài, Bình chỉ được 5 điểm. Bình cho rằng thầy giáo chấm bài của mình quá chặt nên rất buồn và thất vọng.

Tình huống 2: Chuẩn bị kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hoa đăng kí tham gia vào nhóm làm báo tường vì bạn rất thích vẽ. Tuy nhiên, lớp trưởng lại phân công Hoa chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường. Hoa rất khó chịu vì nghĩ rằng lớp trưởng không quan tâm đến nguyện vọng của mình.

Hướng dẫn trả lời:

- Tình huống 1: Bình nên xem xét lại bài của mình xem liệu nó có đúng là như vậy không, nếu còn thắc mắc nên trực tiếp đi hỏi thầy để thầy giải thích tại sao lại chấm mình thấp như vậy.

- Tình huống 2: Hoa nên nói chuyện rõ với lớp trưởng rằng mình không có năng khiếu về việc múa hát và mình chỉ có biết vẽ. Nếu bạn vẫn muốn lớp than gia múa hát thì bạn nên cân nhắc bạn khác.

VẬN DỤNG

Hoạt động 5: Rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong các tình huống thực tiễn

Câu hỏi: Thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống.

Hướng dẫn trả lời:

-Thực hiện điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong cuộc sống hằng ngày

-Ghi lại kết quả điều chỉnh cảm xúc của mình và những khó khăn khi phải thực hiện nó.

2. KHẢ NĂNG TRANH BIỆN, THƯƠNG THUYẾT CỦA  TÔI

KHÁM PHÁ 

Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.

Câu hỏi 1. Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Ví dụ : Trong một câu chuyện các bạn cùng đang nói chuyện với nhau nhưng lại có bạn có quan điểm khác với mình, nếu suy xét kĩ thấy quan điểm của mình trong trường hợp này đúng thì em sẽ bảo vệ nó tới cùng và giải thích với bạn rõ ràng về quan điểm của mình. 

Câu hỏi 2. Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

  1. Trình bày rõ ràng luận điểm hay lí do chính vì sao ủng hộ hoặc phản đối
  2. Đưa ra các lí lẽ,dẫn chứng.... để giải thích, chứng minh cho luận điểm
  3. Đưa ra kết luận chung
  4. Trình bày lập luận rõ ràng, chặt chẽ
  5. Tự tin, cởi mở, thẳng thắn
  6. Tôn trọng, lắng nghe ý kiến đối phương
  7. Nắm vững quan điểm của bản thân

Câu hỏi 3. Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân

a, Chỉ ra cách thương thuyết của nhân vật trong tình huống sau:

Tình huống: Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau:

Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham hia câu lạc bộ bóng đá của trường

Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này.

Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/lần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ mà vẫn học tốt đấy ạ

Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành

Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin phép mẹ cho con tham gia thử câu lạc bộ một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ?

Mẹ Hùng im lặng mỉn cười.

Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ a.

b, Hãy trao đổi về cách thương thuyết

Hướng dẫn trả lời:

a, Bạn Hùng đã ngồi nói chuyện với mẹ một cách nghiêm túc và nói cho mẹ nghe về lợi ích của nó và nó  sẽ không ảnh hưởng tới việc học và hứa vẫn sẽ chăm chỉ học hành

b, Các thương thuyết:

  • Lắng nghe yêu cầu của đối phương và đưa ra một thỏa hiệp tương xứng
  • Trong trường hợp nảy sinh mâu thuẫn, tìm một cách giải quyết khác mà cả hai bên cùng chấp nhận được
  • Chốt lại ý kiến đồng thuận của cả hai bên
  • Tôn trọng, lắng nghe đối phương
  • Tạo được cảm tình cho đối phương
  • Tự tin, thiện chí
  • Chọn thời điểm thương thuyết phù hợp

THỰC HÀNH

Hoạt động 2: Thực hành tranh biện, thương thuyết

Câu hỏi 1. Thực hành tranh biện về quan điểm: "Thức khuya chơi điện tử có hại cho sự phát triển của ban thân"

Hướng dẫn trả lời:

Em có thể tranh biện dựa trên hai chiều ý kiến như sau:

  • Về mặt tích cực: Thức khuya chơi điện tử giúp thư giãn đầu óc sau một ngày mệt mỏi, giúp giải tỏa căng thẳng sau một ngày lao động,học tập
  • Về mặt tiêu cực: 

Về sức khỏe: Ảnh hưởng đến thị giác, cột sống, gây ra tình trạng ảo giác,..
Tâm sinh lí: Gây ra những nhận thức, hành động lệch lạc: nói dối, bạo lực, trộm cắp tiền,...
Làm sa sút việc học, ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng công việc.

Câu hỏi 2. Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:

Tình huống: Lớp em chuẩn bị đi dã ngoại ở một địa điểm cách trường khảng 10km. Một số bạn đề nghị thuê ô tô đi nhanh và an toàn, trong khi một số bạn khác lại muốn đi bằng xe đạp để tiết kiệm chi phí.

Hướng dẫn trả lời:

Em sẽ thuyết phục các bạn nên đi xe ô tô vì đi ô tô sẽ an toàn hơn

Hoạt động 3: Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

Câu hỏi 1. Chia sẻ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân khi tham gia tranh biện, thương thuyết.

Hướng dẫn trả lời:

Điểm mạnh: Dám nêu quan điểm, ý kiến của mình

Điểm yếu: Khi các bạn nói to, quá bảo thủ với quan điểm mình em sẽ không nói gì nữa

Câu hỏi 2. Đề xuất các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân

Hướng dẫn trả lời:

Các biện pháp như:

  • Chuẩn bị cẩn thận luận điểm,lí lẽ, dẫn chứng trước khi tranh biện
  • Luyện tập trước khi tranh biện
  • Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện

VẬN DỤNG

Hoạt động 4: Rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết

Câu hỏi: Thực hiện các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân?

Hướng dẫn trả lời:

  • Rèn luyện tư duy logic
  • Chuẩn bị cẩn thận các luận điểm, lí lẽ
  • Luyện tập trước khi tranh biện
  • Tự rút kinh nghiệm sau mỗi lần tranh biện
Tìm kiếm google: Giải HĐTN 8 KNTT chủ đề 2: Khám phá bản thân , giải Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 Kết nối tri thức chủ đề 2: Khám phá bản thân, giải sách giáo khoa HĐTN 8 KNTT chủ đề 2: Khám phá bản thân

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net