Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT chủ đề 2: Tính cách và cảm xúc của tôi

Ôn tập kiến thức hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 kết nối tri thức chủ đề 2: Tính cách và cảm xúc của tôi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

Hoạt động 1. Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân

1. Chia sẻ một số nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.

Gợi ý:

- Dịu dàng

- Năng động

- Cởi mở

- Hiếu thắng,...

2. Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bản thân.

Gợi ý:

- Dựa trên những biểu hiện cụ thể trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp của bản thân.

- Dựa trên nhận xét của các bạn, người thân.

Kết luận:

Để xác định được những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân, chúng ta cần căn cứ vào: 

+ Những sở thích, hành vi, thói quen trong học tập, giao tiếp, ứng xử, lao động và sinh hoạt hằng ngày của bản thân.

+ Kết quả các hoạt động học tập, giao tiếp, ứng xử, lao động,... của bản thân.

+ Nhận xét của những người thân thiết, gần gũi và hiểu rõ về mình.

Hoạt động 2. Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực.

1. Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống:

Gợi ý:

- Cảm xúc ban đầu: bực bội, khó chịu vì Khoa nghĩ Minh ngại đi xa hoặc quên hẹn.

- Thay đổi cảm xúc: Khi nhìn thấy Minh mặt mũi đỏ gay, mồ hôi nhễ nhại, thất thểu dắt chiếc xe đạp bị hỏng thì cơn giận của Khoa đã tan biến.

2. Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách điều chỉnh cảm xúc của em theo hướng tích cực.

Gợi ý:

- Tình huống xảy ra

- Cảm xúc lúc đó

- Cảm xúc khi đã thay đổi

- Cách điều chỉnh cảm xúc

3. Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực:

Gợi ý:

- Cảm xúc tiêu cực nảy sinh do sự tức giận, bối rối, bồn chồn, lo lắng, sợ hãi, ghen tỵ, buồn bã, xấu hổ, bất an,…

- Suy nghĩ tiêu cực dẫn tới những hành vi, cư xử, lời nói tiêu cực vì trong lúc nóng giận, mất bình tĩnh.

- Suy nghĩ tích cực dẫn tới những hành vi, cư xử, lời nói tích cực vì tinh thần đang thoải mái.

- Cách điều chỉnh cảm xúc tiêu cực thành tích cực hiệu quả:

+ Bình tĩnh, hít một hơi thật sâu.

+ Ngồi thiền.

+ Tâm sự với người tin cậy.

+ Chấp nhận cảm xúc tiêu cực.

Kết luận:

+ Trong cuộc sống hàng ngày, có rất nhiều sự việc, tình huống xảy ra tác động đến cảm xúc của mỗi chúng ta. Nếu tác động đó tạo nên cảm xúc tích cực sẽ mang lại suy nghĩ, hành vi, cách ứng xử tích cực cho ta.

+ Ngược lại, nếu ta có cảm xúc tiêu cực trước tác động nào đó sẽ dẫn tới suy nghĩ, hành vi, cách ứng xử tiêu cực, có thể gây ra những hậu quả không tốt, thậm chí rất nguy hại.

+ Vì vậy, nhận diện được và biết cách điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực là kĩ năng sống cần thiết mà mỗi người cần rèn luyện để làm cho cuộc sống tinh thần của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn.

Tìm kiếm google: Giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 chủ đề 2: Tính cách và cảm xúc của tôi, giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 sách kết nối chủ đề 2: Tính cách và cảm xúc của tôi, giải hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 8 KNTT

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net