Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân
Câu 1: Chia sẻ về một số nét đặc trưng trưng trong tính cách của bản thân
Hướng dẫn trả lời:
Em luôn vui vẻ, hoà đồng, tích cực trong mọi tình huống
Câu 2: Thảo luận về cách xác định nét đặc trưng trong tính cách của bạn thân
Hướng dẫn trả lời:
Nét đặc trưng ví dụ như: hay cười, luôn lạc quan, tốt bụng
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự thay đổi cảm xúc của bản thân và cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Câu 1: Nhận diện sự thay đổi cảm xúc của nhân vật trong tình huống sau:
Tình huống: Sáng chủ nhật, Minh và Khoa hẹn nhau đi thăm một bạn trong nhóm bị ốm nhưng đã quá giờ hẹn 15 phút Minh vẫn chưa thấy Khoa đến. Nghĩ Khoa ngại đi xa hoặc đã quên hẹn, trời lại nắng nóng nên Minh rất bực bội, khó chịu. Đúng lúc Minh định bỏ về thì Khoa xuất hiện. Nhìn mặt mũi đỏ gay của bạn, mồ hôi thì nhễ nhại, thất thiểu dắt chiếc xe đạp bị xẹp lốp, cơn giận của Minh bỗng chốc tan biến. Trong Minh chỉ còn thấy thương bạn vất vả vì phải đi bộ cả một quãng đường dài dưới trời nắng nóng.
Hướng dẫn trả lời:
Cảm xúc của Minh thay đổi: tức giận => thương bạn Khoa vì biết được lí do bạn đến trễ
Câu 2: Chia sẻ một tình huống em đã có sự thay đổi cảm xúc và cách em điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Hướng dẫn trả lời:
Hôm nay là sinh nhật em nhưng không thấy bố mẹ hỏi han gì nên em rất buồn. Đến tối, bố mẹ em mang gói quà to lớn tặng cho em, em cảm thấy rất vui vẻ và hào hứng.
Câu 3: Thảo luận về cách điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Hướng dẫn trả lời:
- Điều chỉnh nhịp thở, nghĩ về những điều tích cực, tìm hiểu kĩ vấn đề để tháo gỡ nút thắt
Hướng dẫn trả lời:
Giới thiệu những nét đặc trưng trong tính cách của bản thân
Hướng dẫn trả lời:
Có thể kể đến như: vui vẻ, hoà đồng, tích cực, hay cười, tốt bụng
Hoạt động 4: Thực hành điều chỉnh cảm xúc theo hướng tích cực
Tình huống 1: Bài kiểm tra môn Ngữ văn vừa rồi Bình nghĩ mình sẽ được ít nhất 7 điểm. Tuy nhiên đến khi trả bài, Bình chỉ được 5 điểm. Bình cho rằng thầy giáo chấm bài của mình quá chặt nên rất buồn và thất vọng.
Hướng dẫn trả lời:
Bình đọc lại lời thầy giáo phê xong bài kiểm tra để hiểu lí do tại sao lệch điểm, lấy lại tinh thần học tập để bài kiểm sau cao điểm hơn
Tình huống 2: Chuẩn bị kỉ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Hoa đăng kí tham gia vào nhóm làm báo tường vì bạn rất thích vẽ. Tuy nhiên, lớp trưởng lại phân công Hoa chuẩn bị một tiết mục văn nghệ để tham gia Hội diễn văn nghệ của trường. Hoa rất khó chịu vì nghĩ rằng lớp trưởng không quan tâm đến nguyện vọng của mình.
Hướng dẫn trả lời:
Hoa đề xuất nguyện vọng của mình với lớp trưởng để được thay đổi nhiệm vụ
Hoạt động 5: Rèn luyện khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân theo hướng tích cực trong các tình huống thực tiễn.
Hướng dẫn trả lời:
Ghi lại tình huống tiêu cực trải qua => điều chỉnh nhịp thở, cân bằng cảm xúc => nghĩ hướng giải quyết vấn đề hoà hợp
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cách tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân.
Câu 1: Chia sẻ các tình huống em đã tham gia tranh biện, thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân
Hướng dẫn trả lời:
Trong buổi tranh biện, em nhận thấy ý kiến, quan điểm của mình có phần đúng, phù hợp thì em cần đưa ra những dẫn chứng để làm sáng tỏ.
Câu 2: Thảo luận về cách tranh biện để bảo vệ quan điểm của bản thân
Hướng dẫn trả lời:
- Lắng nghe quan điểm của đối phương => tìm điểm hạn chế
- Đưa ra lập luận, dẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm của bản thân
Câu 3: Thảo luận về cách thương thuyết để bảo vệ quan điểm của bản thân
Tình huống: Hùng rất muốn tham gia Câu lạc bộ bóng đá. Tuy nhiên, mẹ chỉ muốn Hùng dành tất cả thời gian cho việc học. Hùng đã thương thuyết như sau:
Hùng: Mẹ ơi, con muốn được tham gia câu lạc bộ bóng đá của trường
Mẹ Hùng: Không được đâu, nhiệm vụ chính của con bây giờ là học tập. Con phải dành nhiều thời gian cho việc này.
Hùng: Thưa mẹ, bóng đá là môn thể thao tốt cho sự phát triển thể chất của lứa tuổi chúng con. Câu lạc bộ chỉ sinh hoạt 1 lần/lần nên không ảnh hưởng đến thời gian học tập. Nhiều bạn tham gia câu lạc bộ mà vẫn học tốt đấy ạ
Mẹ Hùng: Nhưng mẹ lo con mải mê đá bóng rồi quên hết chuyện học hành
Hùng: Con hứa với mẹ là sẽ không để ảnh hưởng đến học tập. Xin phép mẹ cho con tham gia thử câu lạc bộ một tháng. Sau một tháng, nếu việc này ảnh hưởng đến thời gian và kết quả học tập thì con sẽ không tham gia câu lạc bộ nữa được không ạ?
Mẹ Hùng im lặng mỉm cười.
Hùng: Vậy mẹ đồng ý cho con tham gia câu lạc bộ bóng đá rồi nhé. Con cảm ơn mẹ, ngày mai con sẽ nộp đơn xin tham gia câu lạc bộ
Hãy trao đổi về cách thương thuyết
Hướng dẫn trả lời:
Hùng đã trình bày ưu điểm của hoạt động và đưa ra lời hứa sẽ không làm ảnh hưởng đến kết quả học tập để thuyết phục mẹ
Hoạt động 2: Thực hành tranh biện, thương thuyết
Câu 1: Thực hành tranh biện về quan điểm: “Thức khuya chơi điện tử có hại cho sự phát triển của bản thân”
Hướng dẫn trả lời:
- Trình bày lí do: kiến thức về y học => sự ảnh hưởng tiêu cực của hành động
- Đưa dẫn chứng cụ thể có thật => rút ra bài học cho bản thân
- Đề xuất điều chỉnh hoạt động
Câu 2: Thực hành thương thuyết trong tình huống sau:
Tình huống: Lớp em chuẩn bị đi dã ngoại ở một địa điểm cách trường khoảng 10km. Một số bạn đề nghị thuê ô tô đi nhanh và an toàn, trong khi một số bạn khác lại muốn đi bằng xe đạp để tiết kiệm chi phí.
Hướng dẫn trả lời:
Em đưa ra dẫn chứng tích cực về việc lựa chọn đi ô tô là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp: chi phí, tính tập thể, tính an toàn
Hoạt động 3: Nhận diện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân
Câu 1: Chia sẻ những điểm mạnh, điểm hạn chế của bản thân khi tham gia tranh biện, thương thuyết.
Hướng dẫn trả lời:
- Điểm mạnh: tư duy logic, nhanh trí
- Điểm yếu: khả năng lắng nghe, phân tích
Câu 2: Đề xuất các biện pháp rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết của bản thân
Hướng dẫn trả lời:
Hiểu rõ về quan điểm của bản thân => đưa ra dẫn chứng, quan điểm để chứng minh => lắng nghe đối phương để chỉnh sửa, bổ sung quan điểm của bản thân
Hoạt động 4: Rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết
Câu hỏi: Em rèn luyện khả năng tranh biện, thương thuyết như nào?
Hướng dẫn trả lời:
Đọc nhiều sách vở để củng cố kiến thức, giữ thái độ bình tĩnh, tự tin