a. Khái niệm danh nhân
Câu hỏi 1. Giải thích khái niệm danh nhân.
Trả lời:
Danh nhân là người nổi tiếng, có công trạng với dân tộc và có ảnh hưởng đến xã hội. Đó là những cá nhân kiệt xuất trong các lĩnh vực hoạt động chính trị, văn hóa, khoa học, nghệ thuật,... được ghi nhớ công ơn và noi theo.
Câu hỏi 2. Quan sát Hình 3.1 và nêu một số công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với đất nước mà em biết.
Trả lời:
Thứ nhất, Người ra đi tìm đường cứu nước và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, dân tộc ta đã giành thắng lợi vang dội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Pháp, đưa miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Thứ ba, ngày 2-9-1969, Bác Hồ đã vĩnh biệt chúng ta và để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta bản Di chúc mang tầm tư tưởng và trí tuệ của thời đại. Thực hiện bản Di chúc bất hủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 50 năm qua cách mạng Việt Nam đã không ngừng tiến lên giành được nhiều thắng lợi vẻ vang.
b. Vai trò của danh nhân trong lịch sử dân tộc
Câu hỏi: Danh nhân có vai trò quan trọng như thế nào đối với lịch sử dân tộc?
Trả lời:
Danh nhân góp phần xây dựng đời sống xã hội qua các lĩnh vực cụ thể, các danh nhân để lại những dấu ấn sâu sắc trong tiến trình lịch sử của dân tộc, góp phần thúc đẩy tiến bộ xã hội và văn hóa của dân tộc.
Danh nhân là nhà chính trị thì đưa các quyết sách để phát triển quốc gia dân tộc. Danh nhân là nhà văn hóa sáng tạo nghệ thuật. Danh nhân là nhà quân sự có tài thao lược, chỉ huy nhiều trận đánh chống ngoại, lập chiến công hiển hách. Danh nhân là nhà khoa học có những phát minh sáng chế mới, thúc đẩy khoa học, kĩ thuật phát triển.
Câu hỏi: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân chính trị với các nội dung theo mẫu dưới đây:
Danh nhân chính trị | Triều đại | Công lao |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Danh nhân chính trị | Triều đại | Công lao |
Đinh Bộ Lĩnh | triều Đinh | Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước, lập ra triều đại nhà Đinh để xây dựng triều chính và quản lí đất nước. |
Trần Thủ Độ | triều Trần | củng cố triều chính, sắp đặt nội trị làm cho thế nước dần trở nên cường thịnh và góp phần trong cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ. |
Lê Thánh Tông | triều Lê | Là hoàng đế anh minh, tài giỏi về kinh tế, chính trị, quân sự, nhà văn, nhà thơ. Sáng lập hội Tao Đàn, đánh dấu bước phát triển cao văn chương đương thời. Bên cạnh cải tổ cơ chế Nhà nước, Lê Thánh Tông đặc biệt chú ý các biện pháp phát triển kinh tế, sửa đổi chế độ thuế khóa, điền địa, khuyến khích nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi, mở đồn điền, khai khẩn đất hoang, cho đào kênh, khơi ngòi, mở mang đường sá, chợ búa làm cho muôn dân được phát triển an lành
|
Câu hỏi: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân quân sự với các nội dung theo mẫu dưới đây:
Danh nhân quân sự | Thời kì | Công lao | Trận đánh nổi tiếng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Danh nhân quân sự | Thời kì | Công lao | Trận đánh nổi tiếng |
Trần Quốc Tuấn | nhà Trần | - Là vị chỉ huy quân đội, lãnh đạo tối cao cùng với các vua Trần. - Đưa ra những chủ trương kế sách đúng đắn, đây là điều kiện tiên quyết dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến. - Là người huấn luyện quân đội, khích lệ tinh thần các chiến sĩ thông qua việc soạn thảo “Hịch tướng sĩ”. - Là tác giả của các bộ binh thư nổi tiếng: Binh thư yếu lược, Vạn kiếp tông bí truyền thư. - Trần Quốc Tuấn còn bỏ qua các hiềm khích, thù riêng, nêu cao tinh thần yêu nước, vì nghĩa lớn. | Ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên. |
Nguyễn Huệ | Tây Sơn | - Lật đổ các triều đại phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê; thống nhất đất nước. - Đánh đuổi xâm lược Xiêm - Thanh giữ vững. - Củng cố, ổn định kinh tê, chính trị và văn hóa. | - Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa. - Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh. - Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong - Đàng Ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia. - Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ |
Võ Nguyên Giáp | Việt Nam | - Là người chiến sĩ cách mạng kiên trung, người học trò xuất sắc và gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Tổng Tư lệnh - Người Anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã có công lớn xây dựng một đội quân hùng mạnh, góp phần quyết định cùng toàn dân đánh thắng hai đế quốc là thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - một thiên tài quân sự, đã cùng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những chiến công hiển hách - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người có công lao to lớn góp phần vào việc hình thành và phát triển học thuyết quân sự - đường lối chiến tranh Nhân dân độc đáo của Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà văn hóa lớn, có những đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực giáo dục, báo chí, ngoại giao, lịch sử… và phong trào cách mạng thế giới. - Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Nhà lãnh đạo mẫu mực về đạo đức cách mạng, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước, Nhân dân, Quân đội và bạn bè quốc tế. | Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
|
Câu hỏi: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân văn hóa với các nội dung theo mẫu dưới đây:
Danh nhân văn hóa | Thời kì | Công lao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Trả lời:
Danh nhân văn hóa | Thời kì | Công lao |
Trần Nhân Tông | thời Trần | Trần Nhân Tông được sử Việt đánh giá là một vị Hoàng đế anh minh, đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển bền vững của Đại Việt cuối thế kỷ XIII, cũng như việc bảo vệ nền độc lập và mở rộng lãnh thổ đất nước. Ngoài ra, Trần Nhân Tông cũng là một thiền sư lớn của Phật giáo Việt Nam thời trung đại.
|
Nguyễn Trãi | thời Lê | Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, quân sự tài ba, đóng góp của ông chính là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. Nguyễn Trãi còn đóng góp những tác phẩm có giá trị trên nhiều lĩnh vực văn học, sử học, địa lí như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Quốc âm thi tập, Dư địa chí,... Tất cả nội dung ông viết đều chung tư tưởng nhân đạo, yêu nước và thương dân. |
Nguyễn Du | triều Lê | Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Du là sáng tác ra một Truyện Kiều, kết tinh mọi truyền thống giá trị tư tưởng và nghệ thuật của văn hóa dân tộc. Được mệnh danh là "đại thi hào dân tộc". |
Hồ Xuân Hương | cuối triều Lê | Được mệnh danh là "Bà chúa thơ Nôm". Những sáng tác của bà hiện lên thực trạng xã hội và tiêu biểu cho tư tưởng nhân đạo trong trào lưu văn học cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, đóng góp lớn vào kho tàng văn học dân tộc Việt Nam. |
Nguyễn Đình Chiểu | cuối thế kỉ 19 | Công lao của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX: -Năm 1858, quân Pháp nổ súng vào Đà Nẵng. Vấp phải sự kháng cự quyết liệt của quân và dân Việt, họ vào Nam đánh phá thành Gia Định vào đầu năm 1859. -Sau khi tòa thành này thất thủ (17 tháng 2 năm 1859), Nguyễn Đình Chiểu đưa gia đình về sống ở Thanh Ba (Cần Giuộc), tức quê vợ ông. Vô cùng đau đớn trước thảm cảnh mà quân Pháp đã gây nên cho đồng bào ông, và rất thất vọng về sự hèn yếu, bất lực của triều đình, ông làm bài thơ "Chạy giặc". -Đêm rằm tháng 11 năm Tân Dậu (16 tháng 12 năm 1861), những nghĩa sĩ mà trước đây vốn là nông dân, vì quá căm phẫn kẻ ngoại xâm, đã quả cảm tập kích đồn Pháp ở Cần Giuộc, tiêu diệt được một số quân của đối phương và viên tri huyện người Việt đang làm cộng sự cho Pháp. -Theo yêu cầu của Tuần phủ Gia Định là Đỗ Quang, Nguyễn Đình Chiểu làm bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc", để đọc tại buổi truy điệu các nghĩa sĩ đã hy sinh trong trận đánh này. Nguyễn Đình Chiểu là tác giả hàng đầu Việt Nam về thể loại văn tế: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế Trương Định, Văn tế sĩ dân Lục tỉnh trận vong và thơ điếu liên hoàn: Thơ điếu Trương Định, Thơ điếu Phan Tòng, Thơ điếu Phan Thanh Giản... Ngoài ra còn thơ và tập truyện thơ Nôm Ngư Tiều y thuật vấn đáp.
|
5. Một số danh nhân Việt Nam trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo
Câu hỏi: Hoàn thành bảng thống kê về các danh nhân khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo với các nội dung theo mẫu dưới đây:
Danh nhân khoa học - công nghê, giáo dục - đào tạo | Thời kì | Công lao |
|
|
|
|
| |
|
|
|
Trả lời:
Danh nhân khoa học - công nghê, giáo dục - đào tạo | Thời kì | Công lao |
Chu Văn An | thời Trần | Được mệnh danh là "vạn thế sư biểu" là người thầy mẫu mực, tận tâm với nghề, không hám lợi. Được coi là "ông tổ của nhà nho nước Việt" |
Lê Quý Đôn | thời Lê - Trịnh | Giá trị lớn lao hơn cả là ông tôn vinh nền văn hóa dân tộc. Ông là nhà bác học có kiến thức uyên bác và đa dạng. Toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại. Mệnh danh là "nhà bác học mọi thời đại". |
Tuệ Tĩnh | Việt Nam | Vận động mọi người trồng cây thuốc nam với phương châm "Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt" Dạy các nhà sư sách chữa bệnh thông thường, thu thập nhiều kinh nghiệm trong dân gian và ghi lại thành sách.
|