Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1: Ở đa số thực vật, sự hấp thụ nước và chất khoáng của cây diễn ra ở

  1. Các tế bào biểu bì.
  2. Các tế bào nhu mô.
  3. Các tế bào lông hút.
  4. Các tế bào khí khổng.

Câu 2: Nước và chất khoáng hòa tan trong đất được hấp thụ vào rễ rồi tiếp tục được vận chuyển theo

  1. Mạch khoáng.
  2. Mạch leo.
  3. Mạch gỗ.
  4. Mạch rây.

Câu 3: Nước và muối khoảng ở mạch gỗ được vận chuyển đến

  1. Thân và rễ cây.
  2. Thân và lá cây.
  3. Rễ và lá cây.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4:  Hướng vận chuyển chủ yếu của mạch rây là

  1. Đi lên.
  2. Đi xuống.
  3. Ngẫu nhiên.
  4. Không xác định được.

Câu 5: Ở thực vật, thoát hơi nước diễn ra chủ yếu qua

  1. Lông hút ở rễ.
  2. Lỗ chân lông ở thân cây.
  3. Khí khổng ở thân.
  4. Khí khổng ở lá.

Câu 6: Ý nghĩa của sự thoát hơi nước là

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Góp phần vận chuyển nước và chất khoáng trong cây.
  3. Giúp khí CO2 đi vào trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
  4. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.

 

Câu 7:  Mạch gỗ hay còn gọi là

  1. Dòng đi lên.
  2. Dòng đi xuống.
  3. Dòng vận chuyển nguyên liệu.
  4. Dòng vận chuyển sản phẩm.

Câu 8: Chất hữu cơ được vận chuyển trong mạch rây có nguồn gốc từ đâu?

  1. Được tổng hợp từ các muối khoáng hòa tan trong đất.
  2. Trong phân bón.
  3. Được tổng hợp ở lá.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 9: Cơ chế điều chỉnh sự thoát hơi nước là

  1. Chu kì vận động của khí khổng
  2. Cơ chế điều chỉnh độ rộng, hẹp của khí khổng.
  3. Cơ chế điều chỉnh độ đóng, mở của khí khổng.
  4. Cơ chế điều chỉnh độ co, giãn của khí khổng.

Câu 10: Phân bón có vai trò gì đối với thực vật?

  1. Cung cấp các nguyên tố khoáng cho các hoạt động sống của cây.
  2. Đảm bảo cho quá trình thoát hơi nước diễn ra bình thường.
  3. Tạo động lực cho quá trình hấp thụ nước ở rễ.
  4. Cung cấp chất dinh dưỡng cho các sinh vật sống trong đất phát triển..

Câu 11: Sự hút khoáng thụ động của tế bào phụ thuộc vào

  1. Hoạt động trao đổi chất
  2. Chênh lệch nồng độ ion
  3. Cung cấp năng lượng
  4. Hoạt động thẩm thấu

Câu 12: Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường

  1. Gian bào và tế bào chất
  2. Gian bào và tế bào biểu bì
  3. Gian bào và màng tế bào
  4. Gian bào và tế bào nội bì

Câu 13: Thực vật thủy sinh hấp thụ nước và chất khoáng từ đất chủ yếu qua bộ phận nào?

  1. Qua các tế bào lông hút ở rễ.
  2. Qua bề mặt tế bào biểu bì của cây.
  3. Qua các tế bào mô mềm ở rễ.
  4. Qua các tế bào mạch dẫn của cây.

Câu 14: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến sự trao đổi nước và chất dinh dưỡng ở thực vật như thế nào

  1. Sự vận chuyển chất trong thân cây.
  2. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.
  3. Quá trình thoát hơi nước ở lá.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 15: Mạch rây vận chuyển

  1. Chất hữu cơ và ion khoáng.
  2. Chất vô cơ.
  3. Nước và muối khoáng.
  4. Dịch cây.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Thành phần chủ yếu của dịch mạch gỗ là

  1. Các hợp chất hữu cơ tổng hợp ở rễ
  2. Nước và các ion khoáng.
  3. Các ion khoáng.
  4. Nước.

Câu 2: Đặc điểm nào sau đây giúp rễ cây tăng khả năng hút nước và muối khoáng

  1. Rễ cây phân chia thành rễ cọc và rễ chùm.
  2. Rễ cây tạo thành mạng lưới phân nhánh trong đất.
  3. Rễ cây thường phình to ra để dự trữ chất dinh dưỡng.
  4. Rễ cây thường phát triển mọc thêm các rễ phụ trên mặt đất.

Câu 3: Cho các phát biểu sau

(1)  Khi tế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(2)  Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.

(3)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.

(4)  Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi cường độ carbon dioxide tăng.

(5)  Thực vật không thể chủ động điều tiết đóng mở khí khổng.

Các phát biểu đúng là

  1. (1), (3).
  2. (1), (3), (5).
  3. (2), (4).
  4. (2), (3), (4).

Câu 4: Cân bằng nước trong cây là

  1. Sự cân bằng giữa hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.
  2. Sự cân bằng giữa nước cho quá trình quang hợp, hô hấp và thoát hơi nước của cây.
  3. Sự cân bằng giữa nước lấy vào và nước dùng cho quá trình thoát hơi nước.
  4. Sự cân bằng giữa nước sử dụng và nước lấy vào.

Câu 5:  Nối cột A và cột B sao cho phù hợp

A

B

1. Cường độ ánh sáng tăng.

a. Quá trình hút nước và muối khoáng tăng.

2. Cường độ ánh sáng giảm.

b. Quá trình hút nước và muối khoáng giảm.

3. Nhiệt độ tăng.

 

4. Đất tơi xốp, thoáng khí.

 

5. Độ ẩm cao.

 

6. Nhiệt độ giảm.

 
  1. a- 2, 5, 6; b- 1, 3, 4.
  2. a- 1, 3, 4, 5; b- 2, 6.
  3. a- 2, 3, 4, 5; b- 1, 6.
  4. a- 1, 3, 5; b- 2, 4, 6.

Câu 6: Vì sao vào những ngày nóng của mùa hè cần tưới nhiều hơn cho cây trồng

  1. Vì những ngày hè nóng nhiều ánh sáng, cây cần nhiều nước để tăng cường độ quan hợp.
  2. Vì nước hòa tan các muối khoáng giúp cây hấp thụ được, mùa hè là mùa sinh trưởng của cây, tưới nhiều nước giúp cây hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  3. Vì khi nhiệt độ cao, cây thoát hơi nước nhiều, cần bổ sung nước để cây phát triển bình thường.
  4. Vì khi nhiệt độ cao, cần tưới nhiều nước để làm hạ nhiệt độ của cây.

Câu 7: Đâu không phải vai trò của quá trình thoát hơi nước

  1. Giúp cho quá trình vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ theo mạch gễ lên thân đến lá và các thành phần khác của cây.
  2. Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
  3. Tạo điều kiện để khí CO2 đi vào bên trong lá và giải phóng khí O2 ra ngoài môi trường.
  4. Hơi nước nóng thoát ra đồng thời hơi nước trong không khí đi vào bên trong lá, cung cấp nước cho cây.

Câu 8: Phần lớn nước do rễ hút vào cây được thoát ra môi trường qua

  1. Thân cây.
  2. Lá cây.
  3. Rễ cây.
  4. Ngọn cây.

Câu 9: Trao đổi chất và chuyển hoá..... là đặc điểm cơ bản của sự sống, quá trình này có hai vai trò cơ bản là...... cơ thể

  1. Năng lượng/ cung cấp năng lượng và kiến tạo
  2. Tổng hợp/ phân giải.
  3. Năng lượng/ phân giải.
  4. Tổng hợp/ cung cấp năng lượng và kiến tạo

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về mạch rây?

  1. Mạch rây có vai trò vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên thân và lá.
  2. Mạch rây gồm các tế bào sống, thiếu đi một số các bào quan.
  3. Mạch rây vận chuyển chất hữu cơ từ lá cung cấp cho các cơ quan của cây.
  4. Trong cây, mạch rây vận chuyển các chất theo dòng đi xuống.

3. VẬN DỤNG (10 CÂU)

Câu 1: Trong các đặc điểm sau

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.

(2) Thành tế bào dày.

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

(4) Áp suất thẩm thấu lớn.

Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

  1. 1.     
  2. 2.     
  3. 3.     
  4. 4.

Câu 2: Có bao nhiêu hiện tượng sau đây chứng tỏ rễ cây hút nước chủ động?

  1. Hiện tượng rỉ nhựa
  2. Hiện tượng ứ giọt
  3. Hiện tượng thoát hơi nước
  4. Hiện tượng đóng mở khí khổng
  5. 2
  6. 3
  7. 1
  8. 4

Câu 3: Khi một người dùng tay nâng tạ, dạng năng lượng được biến đổi chủ yếu trong quá trình này là

  1. cơ năng thành hóa năng.
  2. hóa năng thành cơ năng.
  3. hóa năng thành nhiệt năng.
  4. cơ năng thành nhiệt năng.

Câu 4: Độ pH phù hợp cho rễ cây hấp thụ hầu hết các loại ion khoáng là

  1. 5-5,5
  2. 6-6,5
  3. 7-7,5
  4. 8-9

 -----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều, trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 2: Trao đổi nước và khoáng ở thực vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net