Phiếu trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 21: Sinh sản ở thực vật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm bài 21: Sinh sản ở thực vật. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT (15 CÂU)

Câu 1. Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  1. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  2. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  3. giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  4. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.

Câu 2: Trong thiên nhiên cây tre có thể sinh sản bằng

  1. rễ phụ
  2. lóng
  3. thân rễ
  4. thân bò

Câu 3: Sinh sản bằng bao tử là tạo ra thế hệ mới từ

  1. bao tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể
  2. bao tử được phát sinh do nguyên nhân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể
  3. bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể
  4. hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể

Câu 4: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

  1. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
  2. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
  3. đơn bội và hình thành cây đơn bội
  4. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

Câu 5: Đặc điểm của bào tử là tạo được

  1. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
  2. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
  3. ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài
  4. nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài

 Câu 6: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được tạo ra

  1. từ một phần của cơ quan sinh dưỡng của cây.
  2. chỉ từ rễ của cây.
  3. chỉ từ một phần thân của cây.
  4. chỉ từ lá của cây.

Câu 7: Thụ phấn là quá trình

  1. Vận chuyển hạt từ nhị đến núm nhụy.
  2. Hợp nhất nhân giao tử đực và nhân tế bào trứng.
  3. Vận chuyển hạt phấn từ nhụy đến núm nhụy.
  4. Hợp nhất giữa nhị và nhụy.

Câu 8: Sinh sản hữu tính ở thực vật là sự kết hợp

  1. có chọn lọc của hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  2. ngẫu nhiên hai giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  3. có chọn lọc của giao tử cái và nhiều giao tử được tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
  4. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cây mới.

Câu 9: Ở thực vật có hoa, quá trình hình thành túi phôi trải qua

  1. 1 lần giảm phân, 1 lần nguyên phân
  2. 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân
  3. 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân
  4. 1 lần giảm phân, 4 lần nguyên phân

Câu 10: Tự thụ phấn là sự

  1. thụ phấn của hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.
  2. thụ phấn của hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
  3. thụ phấn của hạt phấn của cây này với cây khác loài.
  4. kết hợp của tinh tử của cây này với trứng của cây khác.

Câu 11: Trong sự hình thành túi phôi, từ 1 tế bào mẹ (2n) của noãn trong bầu nhuỵ giảm phân hình thành:

  1. hai tế bào con (n)
  2. ba tế bào con (n)
  3. bốn tế bào con (n) xếp chồng lên nhau.
  4. năm tế bào con (n)

Câu 12: Giao tử cái ở thực vật được gọi là

  1. Hợp tử
  2. Phôi
  3. Hạt phấn
  4. Noãn cầu

Câu 13: Ecdysteroid gây

  1. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
  2. ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
  3. lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
  4. lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm.

Câu 14:Cấu tạo 1 hoa lưỡng tính gồm các bộ phận

  1. nhị, cánh hoa, đài hoa.
  2. bầu nhuỵ, đài hoa, cánh hoa, nhị và nhuỵ.
  3. cánh hoa và đài hoa.
  4. bầu nhuỵ và cánh hoa.

Câu 15:Tế bào được hình thành qua giảm phân (ở quá trình hình thành hạt phấn)

  1. Chính là giao tử đực.
  2. Là thể giao tử.
  3. Tiếp tục nguyên phân mới hình thành giao tử đực.
  4. Tiếp tục giảm phân mới hình thành giao tử đực.

2. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1: Xét các ngành thực vật sau:

  • Hạt trần.
  • Rêu.
  • Quyết.
  • Hạt kín.

Sinh sản bằng bao tử có ở

  1. (1) và (2). B. (1) và (4).
  2. (2) và (3). D. (3) và (4).

Câu 2: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm người ta thường chiết cành vì

  1. cây con dễ trồng và ít công chăm sóc.
  2. phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều.
  3. phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại.
  4. phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.

Câu 3: Trong hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, câu con có thể được tạo ra từ những bộ phận nào sau đây của cây mẹ?

1- Lá 2- Hoa 3- Hạt

4- Rễ 5- Thân 6- Củ

7- Căn hành 8- Thân củ

  1. 1, 2, 6, 8.
  2. 3, 4, 5, 6, 7, 8.
  3. 1, 2, 4, 5, 6, 7, 8.
  4. 1, 4, 5, 6, 7, 8.

Câu 4: Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Nhân nhanh số lượng cây giống lớn
  2. Phục chế được các giống cây quý
  3. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ
  4. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ.

Câu 5: Từ một tế bào hoặc mô thực vật có thể nuôi cấy để phát triển thành một cây hoàn chỉnh là nhờ đặc tính nào của tế bào thực vật?

  1. Toàn năng.
  2. Phân hóa.
  3. Chuyên hóa cao.
  4. Tự dưỡng.

Câu 6: Khi nói về hình thức tự thụ phấn, phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với nhụy của cây khác.
  2. Sự thụ phấn giữa hạt phấn với nhụy phấn của cùng một hoa hay khác hoa cùng một cây.
  3. Sự thụ phấn giữa hạt phấn cây này với cây khác loài.
  4. Sự kết hợp giữa tinh tử của cây này với trứng của cây khác.

Câu 7: Đặc điểm không phải là ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính ở thực vật là

  1. có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường biến đổi.
  2. tạo được nhiều biến dị làm nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hóa.
  3. duy trì ổn định những tính trạng tốt về mặt di truyền.
  4. hình thức sinh sản phổ biến.

Câu 8: Điều không đúng khi nói về hạt

  1. hạt là noãn đã được thụ tinh phát triển thành.
  2. hợp tử trong hạt phát triển thành phôi.
  3. tế bào tam bội trong hạt phát triển thành nội nhũ.
  1. mọi hạt của thực vật có hoa đều có nội nhũ.

Câu 9: Trong quá trình thụ tinh của thực vật có hoa, bộ NST của các nhân gồm nhân của giao tử là n,

  1. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 2n
  2. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 4n
  3. của nhân cực là n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n
  4. của nhân cực là 2n, của trứng là n, của hợp tử là 2n, của nội nhũ là 3n

Bottom of Form

Câu 10: Điều không đúng khi nói về quả là

  1. quả do bầu nhụy dày sinh trưởng lên chuyển hóa thành.
  2. quả không hạt đều là quá đơn tính.
  3. quả có vai trò bảo vệ hạt.
  4. quả có thể là phương tiện phát tán hạt.

3. VẬN DỤNG (5 CÂU)

Câu 1: Khi nói về giao tử đực ở thực vật có hoa, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây là đúng? 

  • Từ tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành hạt phấn.
  • Từ tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành túi phôi.
  • Từ 1 tế bào mẹ 2n trong bao phấn trải qua 1 lần giảm phân, 2 lần nguyên phân để hình thành 8 hạt phấn.
  • Từ một tế bào mẹ 2n trong noãn trải qua 1 lần giảm phân, 3 lần nguyên phân để hình thành 32 túi phôi.
  • Mỗi thể giao tử đực có hai tế bào đơn bội.
  1. 5.
  2. 4.
  3. 3.
  4. 2.

Câu 2: Ở cây có hoa, giao tử đực được hình thành từ tế bào mẹ

  1. giảm phân cho 4 tiểu bao tử → 1 tiểu bao tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản giảm phân tạo 4 giao tử đực
  2. Nguyên phân 2 lần cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào từ nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
  3. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → 1 tiểu bào tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.
  4. Giảm phân cho 4 tiểu bào tử → mỗi tiểu bảo tử nguyên phân 1 lần cho 1 hạt phấn chứa 1 tế bào sinh sản và 1 tế bào ống phấn → tế bào sinh sản nguyên phân 1 lần tạo 2 giao tử đực.

 -----------Còn tiếp --------

Đáp án trắc nghiệm

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều, bộ trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều, trắc nghiệm sinh học 11 cánh diều bài 21: Sinh sản ở thực vật

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm sinh học 11 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net