Giải SBT Ngữ văn 11 chân trời bài 8 Đọc

Soạn toàn bộ câu hỏi và bài tập trong sách bài tập ngữ văn 11 bộ sách chân trời sáng tạo mới bài 8 Đọc. Ở đây có lời giải cụ thể, trình bày chi tiết để các em tham khảo. Mong rằng Baivan.net sẽ đồng hành cùng các em học tốt môn ngữ văn 11 này.

A. Câu hỏi củng cố kiến thức, kĩ năng theo sách giáo khoa

Câu 1: Chọn phương án đúng nhất về định nghĩa yếu tố tượng trưng trong thơ.

a. Là sự kết hợp giữa nhạc tính của thơ (vần, nhịp, thanh điệu,... ) với sự tương giao giữa các giác quan (sự hoà hợp giữa các ấn tượng thị giác, thính giác,...)

b. là tổng hòa của các yếu tố hình thức như thể thơ, câu thơ, lời thơ, vần điệu,... để chuyền tải tư tưởng chung của tác phẩm. 

c. Là những chi tiết, hình ảnh gợi lên những ý niệm trừu tượng và giàu tính triết lí về bản chất xấu xa của con người và thế giới

d. Là thể loại thơ trữ tình mang tính trực quan sinh động nhưng chuyển tải những tư tưởng, quan niệm trừu tượng.

Đáp án đúng: c

Câu 2: Đặc điểm nào của văn bản Nguyệt cầm (Xuân Diệu) không thể hiện yếu tố tượng trưng?

a. Nhiều từ Hán Việt và những điển tích trong văn học cổ, mang lại sự cổ kính và chiều sâu lịch sử cho tác phẩm.

b. Những hình ảnh thể hiện sự tương giao giữa cảm nhận về ánh sáng, âm thanh và cảm giác của chủ thể trữ tình.

c. Những chi tiết cụ thể, hữu hình khơi gợi triết lý sâu xa về số phận phổ quát của những tài hoa nghệ thuật trong lịch sử. 

d. Sự khai thác triệt để nhạc tính của thanh điệu, vần điệu và cấu trúc ngữ pháp trùng điệp trong câu thơ.

Đáp án đúng: a

Câu 3: Chỉ ra ít nhất một yếu tố tượng trưng trong bài thơ thời gian của Văn Cao 

Trả lời:

 Hệ thống hình ảnh trong bài thơ Thời gian mang yếu tố tượng trưng cao. Tiêu biểu là “Chiếc lá khô, tiếng sỏi trong lòng giếng cạn, hia giếng nước,...” : đây là những hình ảnh cụ thể, hữu hình nhưng lại gợi những ý niệm trừu tượng (thời gian, nghệ thuật, tình yêu,...) và triết lý sâu xa về bản chất của thế giới con người ( sự hủy diệt của thời gian, sự trường tồn của những giá trị tinh thần,...)

Câu 4: Từ các văn bản đã học, hãy nêu một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng.

Trả lời:

Một số lưu ý về cách đọc một văn bản thơ có yếu tố tượng trưng:

  • Xác định nhưng chi tiết, hình ảnh cụ thể, hữu hình nhưng chuyển tải những ý tiêu trừu tượng và triết lý sâu xa về con người và thế giới.

  • Phân tích cơ chế chuyển nghĩa của các chi tiết, hình ảnh này, đặc biệt lưu ý đến sự kết hợp giữa cái cụ thể và cái trừu tượng.

  • Một số tác phẩm có thể sử dụng phép tương giao (phối hợp và tổng hoà những ấn tượng giác quan khác nhau như: thị giác với thính giác, thính giác với xúc giác,...) để gợi mở và kết nối giữa cái cụ thể, hữu hình và cái trừu tượng, vô hình. Cần chỉ ra và phân tích ý nghĩa của phép tương giao đó.

  • Nhiều tác phẩm sử dụng nhạc điệu của từ ngữ và cú pháp để mở rộng biên độ của thế giới tưởng tượng; cần phân tích giá trị của các yếu tố nhạc điệu này.

  • Dựa vào những kinh nghiệm sẵn có đã đúc kết được khi đọc thể loại thơ này.

B. Câu hỏi thực hành đọc hiểu:

Đọc văn bản Xứ mộng  của Ét- ga A-lan Pô (Edgar Allan Poe) (Bài 7,SBT Ngữ văn 11, tập 2, Chân trời sáng tạo).

[1] Tưởng tượng: Bạn hình dung như thế nào về Xứ Mộng mà chàng dũng sĩ đã dành cả đời để tìm kiếm?

Trả lời:

  Tôi nghĩ,đó là một nơi rất đẹp, giàu có, xa hoa, sang trọng.

[2] Suy luận: Cái bóng mà chàng dũng sĩ bắt gặp trên đường có thể là ai?

Trả lời:

Cái bóng đó có thể là người đi đường, có thể là dân bản xứ, cũng có thể là người đi trước kiếm tìm Xứ Mộng.

[3] Suy luận: Chàng dũng sĩ có thể tìm thấy Xứ Mộng mà chàng mơ ước theo chỉ dẫn của cái bóng hay không?

Trả lời:

Có thể có hoặc có thể không, vì tôi thấy, lời chỉ dẫn thật mơ hồ nhưng nó cũng có ẩn ý nào đó rất sâu xa.

Câu 1: Bạn đã từng đọc truyện hoặc xem những bộ phim nào nói về cuộc phiêu lưu của những chàng dũng sĩ chưa? Cuộc phiêu lưu của chàng dũng sĩ trong bài thơ Xứ Mộng có điểm gì tương đồng hoặc khác biệt so với những cuộc phiêu lưu mà bạn của từng đọc?

Trả lời:

Có thể kể đến một số tác phẩm như:

  •  Sử thi Ô-đi-xê (Odyssee) của Hô me rơ (Homer), 

  • Tiểu thuyết Đảo giấu vàng của Rô-bớt Lu-i Sti-ven-xơn (Robert Louis Stevenson),

  • Tiểu thuyết Hai vạn dặm dưới đáy biển của Giuyn Véc nơ (Jules Verne),...

  • Loạt phim A-va-ta (Avatar), Chúa tể những chiếc nhẫn, Cướp biển Trường Catbi (Caribe),... 

-> Những tác phẩm này đa số nói về những cuộc phiêu lưu đầy hiểm nguy của nhân vật chính (anh hùng, dũng sĩ, những con người can trường, mạnh mẽ, khát khao công lý) vượt qua nhiều thử thách gian khổ để đi tìm những gì mình yêu quý, trân trọng, khao khát (kho tàng, tình yêu, chân lý khoa học,....), thường kết thúc với sự thành công và hạnh phúc của nhân vật chính khi đạt được điều mình mơ ước.

Cuộc phiêu lưu của chàng dũng sĩ trong Xứ Mộng cùng nhằm mục đích đi tìm vùng đất mơ ước của nhân vật chính và cũng trải qua nhiều khổ ải (cả một đời người, đánh đổi bằng tất cả tuổi trẻ, sinh lực và niềm tin), tuy nhiên, lại kết thúc đầy mơ hồ với một lời chỉ dẫn xa vời, báo hiệu sự khép lại của một hành trình phù phiếm, vô vọng.

Câu 2: Kẻ bảng dưới đây vào vở và điền thông tin vào các ô trống:

Những chi tiết đặc tả nhân vật dũng sĩ

Đoạn thơ

Nội dung

- quần áo đẹp muôn màu 

- ca vang

- du lịch ngoài nắng, trong đêm tối.

Có một chàng dũng sĩ,...

Tìm Xứ Mộng sang giàu.

Tuổi trẻ và khát vọng tìm kiếm Xứ Mộng.

- già thêm mãi

- ảo ảnh tan vào chỗ không

Nhưng chàng già thêm mãi…

Giống Xứ Mộng chàng mong.

Tuổi già và sự tan vỡ của khát vọng.

- sức lực héo kiệt dần

- vội hỏi ân cần.

Rồi sau khi chàng thấy

Một Xứ Mộng thần tiên!

Cuộc gặp gỡ với cái bóng 

Từ bảng trên, bạn hãy nêu nhận xét về sự thay đổi ngoại hình và tâm trạng của chàng dũng sĩ qua những giai đoạn khác nhau trong cuộc hành trình tìm Xử Mộng.

Với nghệ thuật sử dụng màu sắc của Ét-ga A-lan Pô qua ba đoạn thơ Từ màu sắc tươi vui, rực rỡ ở đoạn 1: quần áo đẹp muôn màu (trong nguyên tác là: trang phục đẹp đẽ, rực rỡ) đến sự phai nhạt ở đoạn 2 và bóng tối hư vô ở đoạn cuối, ta thấy sự thay đổi của chàng dũng sĩ được thể hiện qua những yếu tố sau:

  • Về ngoại hình: Từ trẻ trung, khỏe mạnh đến già yếu và cuối cùng là sinh lực béo kiệt, báo hiệu sự kết thúc của cuộc hành trình. 

  • Về tâm trạng: Từ lạc quan, tràn đầy hi vọng ("hát vang" khi lên đường tìm kiếm Xứ Mộng) đến tan vỡ ảo vọng (ảo ảnh "tan vào chỗ không"), nhưng đến phút cuối của cuộc đời vẫn níu kéo chút hi vọng cuối cùng qua câu hỏi đối với chiếc bóng lữ thứ

Câu 3: Liệt kê những chi tiết, hình ảnh liên quan đến bóng tối trong bài thơ. Mỗi lần xuất hiện trong bài thơ, ý nghĩa của hình ảnh bóng tối đã biến đổi như thế nào? Phân tích mối liên hệ giữa nhân vật cái bóng và những hình ảnh bóng tối đó.

Trả lời:

Những chi tiết, hình ảnh liên quan đến bóng tối trong bài thơ:

  •  Đoạn 1: Ngoài nắng, trong đêm tối,/Chàng du lịch đã lâu

    •  Bóng tối xuất hiện trong sự đan xen với ánh sáng, chỉ những gian nan, khổ ải cũng như niềm vui, hạnh phúc mà chàng trai đã trải qua trong giai đoạn đầu của cuộc hành trình. Với sức trẻ dâng trào, chủng vượt qua tất cả với tinh thần lạc quan trong bài ca tìm kiếm Xứ Mộng.
  • Đoạn 2: Trong tâm chàng – ảo ảnh/ Đã tan vào chỗ không (Nguyên tác: Trong tim chàng bóng tối phủ dần) 
    • Bóng tối lan tỏa và ánh nắng tắt đấu trong trái tim chàng dũng sĩ, ý chỉ nói bất an không ngừng tăng và hi vọng phải tàn dần khi những cuộc phiêu lưu của chàng đi tìm Xứ Mộng đều rơi vào vô vọng. Khi tuổi già ập đến, chàng bắt đầu nhận ra sự phù phiếm, về nghĩa của ước mơ "Xử Mộng sang giàu" thời tuổi trẻ.
  • Đoạn 3: Có hai chi tiết liên quan đến bóng tối: bóng người lữ thứ và Thung lũng Tối đen.

    • Chàng trai đã đi vào vương quốc của bóng tối, trong đó, dáng hình mà chàng bắt gặp cũng chỉ là một chiếc bóng (ý chỉ thế giới hư thực giữa ranh giới sống và chết, âm và dương). Hình ảnh Thung lũng Tối đen trong lời chỉ dẫn của chiếc bóng hoàn toàn trái ngược với hình dung của chàng dũng sĩ cũng như chính chúng ta vẽ một Xứ Mộng rực rỡ, xanh giàu ở đầu bài thơ. Đó có thể là cái đích cuối cùng của đời người - bóng tối vĩnh cửu, cái chết, sự bình an, vĩnh hằng.. Đó mới thật sự là Xứ Mộng, đích đến của đời người.

=> Như vậy, giữa cái bóng và những hình ảnh bóng tối trong bài thơ có mối liên hệ mật thiết: Cái bóng có thể là một người lữ thứ đã lên đường tìm kiếm Xứ Mộng trước chàng dũng sĩ, đã trải qua tất cả ánh sáng và bóng tối mà chàng đã trải qua, đã đến Xứ Mộng nơi Thung lũng Tối đen trước chàng. Điều đó cho thấy cuộc tìm kiếm Xứ Mộng là cuộc hành trình đã kéo dài qua nhiều thế hệ, một hành trình của đời người nói chung.

Câu 4: Bạn có suy nghĩ gì về ý nghĩa tượng trưng của cuộc hành trình mà chàng dũng sĩ đã trải qua cũng như ý nghĩa tượng trưng của Xứ Mộng mà chàng tìm kiếm? 

Trả lời:

  •  Ý nghĩa tượng trưng của cuộc hành trình tìm kiếm Xử Mộng. Đây là cuộc hành trình đi tìm sự sang giàu và cáI tuyệt đối trong đời người. Con người dành cả cuộc đời đi tìm những giá trị xa vời nhưng không nhận ra giá trị thật sự nằm ngay trên cuộc hành trình, trong tuổi trẻ bị lãng phí, trong những tháng năm cuộc đời họ chứ không phải là một đích đến phù phiếm.

  •  Ý nghĩa tượng trưng của Xứ Mộng: Xứ Mộng tượng trưng cho những giá trị tuyệt đối, xa vời mà con người khao khát, họ càng tìm kiếm thì Xứ Mộng càng lùi xa.

Câu 5: Đây là một trong những tác phẩm cuối đời của Ét- ga A-lan Pô (ông mất 6 tháng sau khi hoàn thành bài thơ). Theo bạn, nhà thơ muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản này?

Trả lời:

Hàng trăm năm sau cuộc đổ xô của người Tây Ban Nha đi tìm kiếm thành phố vàng En Đô-ra-đô huyền thoại, lại có những cuộc đổ xô tìm vàng mới của người da trắng về miền Viễn Tây nước Mỹ. Ét-ga A-lan Pô sáng tác bài thơ Xứ Mộng vào năm 1849, năm cuối cùng của cuộc đời ông, nhằm gửi gắm thông điệp cảnh báo về sự phù phiếm và vô nghĩa của những giấc mơ làm giàu chóng vánh hay rộng hơn là những giấc mơ tìm kiếm giá trị tuyệt đối của cuộc sống.

Tìm kiếm google: Giải SBT Ngữ văn 11 bộ Chân trời, SBT văn 11 CTST, Giải SBT văn 11 CTST

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net