[toc:ul]
1. Tác giả, tác phẩm
a. Tác giả
- Tên đầy đủ là Ngô Văn Giá , út danh khác: Văn Giá, Chung Sơn, Thuần Vũ.
Sinh ngày: 07-05-1959 tại Tân Yên - Bắc Giang.
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Một khoảng trời văn học (tiểu luận - phê bình), NXB Giáo dục, 2000; Vũ Bằng- bên trời thương nhớ (chuyên luận) - NXB Văn hoá- TT, 2000;…
b. Tác phẩm
- Trích “Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông”, NXB Giáo dục, 1997
- Văn bản có thể chia ra thành 3 phần:
+ Phần 1 (Từ đầu đến…cùng những hệ lụy của chúng): Nêu vấn đề nghị luận Cái hay của truyện Lão Hạc
+ Phần 2 (Từ Như chúng ta thấy…điểm nhìn then chốt này): Phân tích, chứng minh, bình luận cái hay trong truyện Lão Hạc.
- Phần 3 (Còn lại): Khái quát nghệ thuật viết truyện đầy tài hoa của Nam Cao.
1. Nêu vấn đề nghị luận
- Tác giả đã dẫn dắt vào vấn đề bằng cách truyện có tên gọi là Lão Hạc nhưng phần “lão Hạc tự ăn nói, suy nghĩ, hoạt động ít hơn nhiều so với phần hoạt động, suy nghĩ, ăn nói của ông giáo – nhân vật “tôi” – người kể chuyện”. Nhưng bằng một cách nào đó, lão Hạc vẫn hiện lên với đầy đủ những nét hành động, tính cách, … khiến cho người ta có thể dễ dàng đánh giá, suy ngẫm
- > Tác giả dẫn dắt, gợi mở vấn đề từ tên tác phẩm
- Ở phần này, tác giả đã đưa các câu hỏi: “Vậy cái hay của truyện là ở chỗ nào? Đâu là chỗ mà tài năng nghệ thuật của Nam Cao được thi thố?
- Tác dụng: Việc đặt ra những câu hỏi ở đây nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề tác giả muốn làm rõ trong bài viết vì ở ngay sau những câu hỏi đó, tác giả đã đưa ra được câu trả lời
2. Phân tích, chứng minh, bình luận cái hay trong truyện Lão Hạc
- Điều mà người viết phát hiện ra sau "cách thức trò chuyện" là: các nhân vật cứ dần dần lộ ra mỗi lúc một rõ nét những suy tư nội tâm của mình: một bên là người già cả đầy âu lo, toan tính một cách tội nghiệp theo tinh thần khắc kỉ và lòng bác ái Cơ đốc giáo, một bên là người biết lắng nghe, lòng đầy cảm thương, chia sẻ, muốn an ủi, vỗ về,...
- Từ những "điểm nhìn tự sự", người viết khẳng định cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác.
- Luận điểm gắn bó mật thiết với luận đề, giúp làm sáng tỏ luận đề của văn bản.
- Hệ thống lí lẽ và bằng chứng được sử dụng để làm sáng tỏ luận điểm:
Lí lẽ | Bằng chứng |
Cách thức trò chuyện đã ẩn tàng nhiều ý nghĩa sâu xa hơn là bản thân những lời trò chuyện. | Nêu ra số lần ông giáo và lão Hạc trò chuyện. Ông giáo là người kể chuyện. |
Giấu đến tận cùng số phận nhân vật, thỉnh thoảng hé mở vài cảnh huống gây sự hiểu lầm, rồi cuối cùng giải tỏa sự hiểu lầm ấy là một thành công đặc sắc của nghệ thuật tự sự Nam Cao ở truyện này. | Phân tích cuộc trò chuyện giữa các nhân vật |
Cái nhìn từ tấm lòng tác giả là mạch chủ đạo, chi phối và liên kết các điểm nhìn khác. | Phân tích sự thay đổi mạch kể chuyện. |
- Lí lẽ và bằng chứng được sử dụng ngay sau luận điểm chính mà nhờ đó vấn đề nghị luận được làm sáng rõ hơn.
- Luận điểm được trình bày ở phần 3 là: Từ việc miêu tả … ngay từ đầu. Luận điểm đi sâu phân tích hoạt động giao tiếp của các nhân vật, về tình thế lựa chọn của lão Hạc trong truyện (giữa cái sống và cái chết cùng những hệ luỵ của chúng). Vấn đề này giúp làm rõ hơn giá trị tư tưởng trong tác phẩm Lão Hạc.
3. Khái quát nghệ thuật viết truyện đầy tài hoa của Nam Cao
- Có thể xem phần (4) là kết bài vì nó đã tổng hợp lại nội dung bài viết: truyện Nam Cao không phải loại truyện đơn giản nhưng xét một ví dụ cụ thể như truyện Lão Hạc thì tác phẩm này lại “thật tự nhiên, dung dị, hấp dẫn và mênh mông buồn”
- Phần (4) khái quát lại nội dung toàn bài. Vấn đề nghị luận được khẳng định: truyện Nam Cao không phải là loại truyện giản đơn trong cấu tứ, dựng truyện và triển hai mạch truyện
1. Nội dung
Văn bản tập trung nói về tinh thần nhân vật, sự nhân đạo cao cả của tác phẩm Lão Hạc. Đồng thời, tác phẩm cũng ca ngợi sự tài hoa của tác giả Nam Cao
2. Nghệ thuật
- Các luận điểm có sự gắn bó mật thiết với luận đề và được sắp xếp theo hệ thống hợp lí giúp người đọc dễ theo dõi, cảm nhận.
- Luận đề của văn bản được làm sáng tỏ, thuyết phục.
- Các lí lẽ giải thích, làm rõ luận điểm, tăng sức thuyết phục, cho bài viết.