[toc:ul]
- Quá trình truyền chuyển động đạp xe của con người đến các bộ phận giúp xe chạy được: Con người tác động lên bàn đạp, truyền đến đĩa xích, thông qua dây xích, truyền đến líp làm quay bánh xe sau.
Truyền chuyển động ăn khớp
- Cấu tạo: gồm một cặp bánh răng (truyền động bánh răng) hoặc đĩa xích (truyền động xích) ăn khớp với nhau và truyền chuyển động cho nhau.
- Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có Z1 răng) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có Z2 răng) quay với tốc độ n2 (vòng/phút).
Truyền động đai
- Cấu tạo: gồm một cặp bánh đai truyền chuyển động cho nhau thông qua dây đai.
- Nguyên lí: Khi bánh dẫn 1 (có đường kính D1) quay với tốc độ n1 (vòng/phút) làm cho bánh bị dẫn 2 (có đường kính D2) quay với tốc độ n2 (vòng/phút).
Các bộ phận của máy có các dạng chuyển động khác nhau. Khi dạng chuyển động sau cùng của bộ máy khác với dạng chuyển động của bộ phận tạo chuyển động thì phải có một cơ cấu để thực hiện quá trình biến đổi đó.
Cơ cấu tay quay con trượt
- Cấu tạo: tay quay 1, thanh truyền 2, con trượt 3 và giá đỡ 4.
Trả lời câu hỏi 5 Khám phá SHS tr.45:
- Nguyên lí: Khi tay quay 1 quay quanh trục A, đầu B của thanh truyền 2 chuyển động tròn làm cho con trượt 3 chuyển động tịnh tiến qua lại hoặc lên xuống trong giá đỡ 4.
Cơ cấu tay quay thanh lắc
- Cấu tạo: gồm tay quay 1, thanh truyền 2, thanh lắc 3 và giá đỡ 4.
- Nguyên lí: Khi tay quay 1 quay xung quanh trục A thông qua thanh truyền 2 làm thanh lắc 3 lắc qua lắc lại quanh trục D một góc xác định.
- Quy trình tháo lắp các bộ truyền động:
1. Tháo bộ truyền động.
2. Lắp cụm bánh dẫn.
3. Lắp dây xích hoặc dây đai vào bánh dẫn.
4. Lắp cụm bánh bị dẫn vào bộ truyền động.
- Quy trình tính tỉ số truyền của bộ truyền động:
1. Đếm số răng của bánh dẫn và bánh bị dẫn.
2. Tính tỉ số truyền.