Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 KNTT bài chủ đề 2 bài 4: Nhạc cụ: Bài nhạc cụ số 2 giọng Pha trưởng; Nghe nhạc: Chương I tứ tấu đàn dây của W. A. Mozart

Soạn mới Giáo án âm nhạc 11 KNTT bài Nhạc cụ: Bài nhạc cụ số 2 giọng Pha trưởng; Nghe nhạc: Chương I tứ tấu đàn dây của W. A. Mozart. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:.../.../...

Ngày dạy:.../.../...

 

BÀI 4: NHẠC CỤ - BÀI NHẠC CỤ SỐ 2 GIỌNG PHA TRƯỞNG; NGHE NHẠC – CHƯƠNG I TỨ TẤU ĐÀN DÂY CỦA W.A.MOZART

 

A. NHẠC CỤ - BÀI NHẠC CỤ SỐ 2 GIỌNG PHA TRƯỞNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • HS thể hiện đúng cao độ, trường độ Bài nhạc cụ số 2 bè 1, bè 2 và duy trì được tốc độ ổn định.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và giáo viên. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Thể hiện đúng cao độ, trường độ Bài nhạc cụ số 2 bè 1, bè 2
  • Biết sử dụng các nhạc cụ kết hợp để hòa tấu, sử dụng các nhạc cụ đúng kĩ thuật.
  1. Phẩm chất
  • HS có thái độ học tập chuyên cần, hiểu được nội dung bài học và vận dụng được kiến thức đã học để thể hiện được những bài với mức độ tương đương.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh, video, bản nhạc, phương tiện nghe nhìn recoder hoặc đàn phím điện tử, đàn guitar, nhạc cụ gõ.
  1. Đối với học sinh
  • SHS Âm nhạc 11.
  • Recoder hoặc đàn phím điện tử, đàn guitar, nhạc cụ gõ.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho HS trước khi bước vào bài học
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thể hiện mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ gõ hoặc động tác cơ thể
  4. Sản phẩm: HS thể hiện mẫu tiết tấu bằng nhạc cụ tự chọn hoặc động tác cơ thể tự sáng tạo.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thể hiện mẫu tiết tấu và yêu cầu HS thực hành theo.

- HS có thể sử dụng nhiều nhạc cụ khác nhau để tạo ra hiệu ứng giúp HS hứng thú trước khi bước vào bài học mới.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện một số động tác theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện một số động tác khởi động.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chỉnh sửa lỗi sai (nếu có).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 4: Nhạc cụ - Bài nhạc cụ số 2 giọng pha trưởng

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Mục tiêu:

- HS thể hiện chính xác cao độ, tiết tấu, mẫu âm trên recoder, kèn phím hoặc đàn phím điện tử.

- HS thể hiện Bài nhạc cụ số 2 bè 1, bè 2 đúng cao độ, trường độ, ổn định tốc độ.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện:

- Nội dung 1. Mẫu âm

- Nội dung 2. Bài nhạc cụ số 2 bè 1, bè 2.

  1. Sản phẩm:

- HS thể hiện được mẫu luyện âm ở tốc độ từ chậm đến nhanh

- HS thể hiện thành thục Bài nhạc cụ số 2 bè 1, bè 2 đúng cao độ, tiết tấu và ổn định về tốc độ.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Luyện mẫu âm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thể hiện mẫu luyện âm

- GV hướng dẫn cách đặt ngón tay cho HS, yêu cầu HS làm theo hướng dẫn.

- GV chia HS thành các nhóm để luyện tập và quan sát, chỉnh sửa cho nhau dưới sự hướng dẫn của GV.

- GV gõ tiết tấu hoặc đàn mẫu và yêu cầu các nhóm thể hiện cùng.

- GV lưu ý HS: Cần cảm nhận được sự chuyển động luân phiên giữa phách mạnh và phách yếu ở các mẫu âm. GV đánh đàn cùng HS để HS cảm nhận được sự chuyển động của âm nhạc.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm hướng dẫn của GV, tâp từng tiết nhạc và ghép cả câu.

- GV vừa hướng dẫn, vừa quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV kiểm tra theo nhóm/ cá nhân những HS còn yếu để sửa riêng cho HS.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Bài nhạc cụ số 2

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV thể hiện giai điệu bè 1, bè 2 trên nhạc cụ cho HS nghe 1 – 2 lần

- GV hướng dẫn HS chia tiết nhạc, câu nhạc của từng bè.

- GV hướng dẫn HS đọc đúng tên nốt nhạc theo tiết tấu Bài nhạc cụ số 2 bè 1, bè 2.

- GV làm mẫu từng tiết nhạc của các bè, để ý đến số ngón tay, thế bấm, yêu cầu HS luyện tập chậm từng tiết nhạc, sau đó ghép thành câu nhạc.

- GV chia lớp thành các nhóm HS để có thể luyện tập và quan sát, sửa lại cho nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của GV

- GV quan sát chung cả nhóm và sữa lỗi cho HS (nếu có)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số HS/ nhóm trình diễn bài nhạc cụ số 2 trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét, sửa sai cho bạn (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chuyển sang nội dung mới.

Nhạc cụ - Bài nhạc cụ số 2 giọng pha trưởng

a. Luyện mẫu âm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

b. Bài nhạc cụ số 2

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện thành thục giai điệu, biết kết hợp hai nhạc cụ giai điệu với nhạc cụ gõ để hòa tấu.
  3. Nội dung: GV tổ chức HS gõ nhạc cụ theo tiết cấu, HS luyện tập.
  4. Sản phẩm: Thể hiện thành thục hai bè Bài nhạc cụ số 2 với bè nhạc cụ gõ.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia nhóm để gõ nhạc cụ tiết tấu. Nhạc cụ gõ do HS tự chọn và cũng có thể là nhạc cụ tái chế do HS tự sáng tạo.

- GV hướng dẫn HS thể hiện theo nhóm giữa các nhạc cụ giai điệu và nhạc cụ tiết tấu (chú ý đến sự ổn định về tốc độ giữa các bè và cảm nhận sự hòa quyện của các nhạc cụ khi kết hợp với nhau).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và cùng thực hành theo yêu cầu của GV

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời một số nhóm biểu diễn trước lớp.

- GV yêu cầu HS chú ý đến sự ổn định về tốc độ giữa các bè để HS cảm nhận sự hòa quyện của các nhạc cụ với nhau.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có).

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS thể hiện vững vàng ccs bè Bài nhạc cụ số 2 để làm cơ sở thể hiện được một câu của bài hát Bài ca hành quân. HS có thể thể hiện một mẫu giai điệu mới trên cơ sở mẫu tiết tấu đặc trưng trong các bè của Bài nhạc cụ số 2.
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS đưa ra mẫu cao độ để tạo thành một mẫu giai điệu theo mẫu.
  4. Sản phẩm: HS thể hiện được mẫu giai điệu mới do mình sáng tác trên nhạc cụ giai điệu đã học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đưa ra một số cao độ và yêu cầu HS tạo thành một mẫu giai điệu theo mẫu luyện âm.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận đề bài và thực hiện

- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần.

Bước 3, 4: Báo cáo kết quả, đánh giá hoạt động, thảo luận

- GV yêu cầu HS thể hiện mẫu giai điệu mới do mình sáng tác trên nhạc cụ giai điệu đã học.

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

 

B. NGHE NHẠC: TỨ TẤU ĐÀN DÂY CỦA W.A.MOZART

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết được chủ đề âm nhạc khi nghe chương I bản Divertumento số 3 giọng Pha trưởng cho tứ tấu dàn dây của nhạc sĩ W.A.Mozart.
  • Nêu được tên của các nhạc cụ tham gia hòa tấu chương I bản Divertimento số 3 giọng Pha trưởng cho tứ tấu đàn dây của nhạc sĩ W.A.Mozart.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và giáo viên. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Biết biểu lộ thái độ và cảm xúc âm nhạc thông qua vận động hoặc ngôn ngữ cơ thể.
  • Biết cảm nhận, đánh giá được vẻ đẹp, giá trị nghệ thuật của tác phẩm âm nhạc và tưởng tượng khi nghe nhạc.
  • Biết kết hợp các loại nhạc cụ để hòa tấu.
  1. Phẩm chất
  • Hình thành thói quen thích khám phá, tìm hiểu các tác phẩm âm nhạc không lời, nâng cao năng lực thực hành âm nhạc và thẩm mĩ âm nhạc.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Âm nhạc 11.
  • File âm thanh và hình ảnh bản nhạc Divertimento số 3 giọng Pha trưởng cho tứ tấu đàn dây của nhạc sĩ W.A.Mozart.
  • Nhạc cụ: đàn phím điện tử, đàn guitar, piano
  • Phương tiện nghe, nhìn.

2. Đối với học sinh

Soạn mới giáo án Âm nhạc 11 KNTT bài chủ đề 2 bài 4: Nhạc cụ: Bài nhạc cụ số 2 giọng Pha trưởng; Nghe nhạc: Chương I tứ tấu đàn dây của W. A. Mozart

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án âm nhạc 11 kết nối mới, soạn giáo án âm nhạc 11 kết nối bài Nhạc cụ: Bài nhạc cụ số 2 giọng Pha trưởng; Nghe nhạc: Chương I tứ tấu đàn dây của W. A. Mozart, giáo án âm nhạc 11 kết nối

Soạn giáo án Âm nhạc 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay