Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 4: THƯỜNG THỨC ÂM NHẠC – SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ ÂM NHẠC VIỆT NAM
Sau bài học này, HS sẽ:
– Nêu được vài nét về các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.
– Kể tên được một số nhạc sĩ và tác phẩm tiêu biểu thuộc các giai đoạn lịch sử âm nhạc Việt Nam.
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
- Cảm nhận được giá trị nghệ thuật của trích đoạn Aria Cô Sao
- HS hình thành thói quen khám phá, tìm hiểu về âm nhạc Việt Nam; nâng cao NL âm nhạc, thẩm mĩ âm nhạc và có những hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS xem bản nhạc và nghe ca khúc Đóng nhanh lúa tốt trên phương tiện nghe nhìn, sau đó yêu cầu HS nhận xét về ca khúc.
https://www.youtube.com/watch?v=2X6Pjhubjgs
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe bài hát và chia sẻ cảm xúc sau khi nghe.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trình chia sẻ cảm xúc trước lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV ghi nhận câu trả lời của HS, GV cho biết thêm: Lời ca của bài hát hoàn toàn sát thực với hoàn cảnh thực tế lúc bấy giờ khi dưới sự chiếm đóng của thực dân Pháp, vùng nông thôn phía Bắc bị chia cắt thành nhiều vùng: vùng căn cứ, vùng du kích, vùng tạm chiếm.
Bài hát đã đi theo tuyên truyền, hỗ trợ đắc lực cho chính sách thuế nông nghiệp suốt chặng đường dài gần nửa thế kỷ. Đến những thập niên cuối của thế kỷ 20, mặc dù Nhà nước ta đã có chính sách không thu thuế nông nghiệp để khuyến khích nông dân phát triển làm giàu, nhưng giai điệu của bài hát 'Đóng nhanh lúa tốt' vẫn vang vọng đâu đó trong những chương trình ca nhạc, những buổi phát thanh theo yêu cầu của khán - thính giả. Bởi vậy, bài hát xứng đáng được trân trọng như một chứng nhân lịch sử để ghi nhớ một giai đoạn đấu tranh anh dũng hào hùng của cả dân tộc.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nhạc cụ: Bài nhạc cụ số 3 giọng Rê thứ
- HS nắm và trình bày được những giai đoạn âm nhạc thuộc ba thời kì lớn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
- HS nêu được tên một số nhạc sĩ và tác phẩm tiêu biểu trong các giai đoạn thuộc ba thời kì lớn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam.
- HS nằm và trình bày được nội dung chính của vở nhạc kịch Cô Sao và cảm nhận được tính chất âm nhạc, nội dung lời ca của Aria Cô Sao.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giới thiệu nội dung của ba thời kì lịch sử âm nhạc Việt Nam trong SGK (Có thể soạn thành các slide trình chiếu trên phần mềm PowerPoint có thêm các hình ảnh, âm thanh minh hoạ cho thêm phần sinh động). - GV sử dụng những hình ảnh tư liệu, video về trống đồng, các nhạc cụ truyền thống Việt Nam để minh hoạ cho bài dạy. - GV giới thiệu những nét chính về vở nhạc kịch Cô Sao và cho HS nghe trích đoạn Aria Cô Sao trên phương tiện nghe nhìn. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe yêu cầu của GV, thực hiện theo sự hướng dẫn của GV. - GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình luyện mẫu âm. Bước 3, 4: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận - GV tổng kết bài học và nhắc HS ghi nhớ một số nét chính về bài học. | Thường thức âm nhạc: Sơ lược về lịch sử âm nhạc Việt Nam. Lịch sử âm nhạc Việt Nam trải qua ba thời kì lớn: 1. Thời kì dựng nước và giữ nước. - Khoảng từ thiên niên kỉ thứ II TCN đến đầu thế kỉ X. - Âm nhạc thời Hùng Vương: Đây là thời kì đặt nền móng cho những truyền thống văn hóa và âm nhạc dân tộc. Có đủ các loại nhạc khí thuộc các họ. - Âm nhạc thời Bắc thuộc và chống Bắc thuộc: Ở phía Bắc, âm nhạc và nhạc cụ của người Hán được du nhập (cặp chũm choe, kèn dăm kép...Ở phía Nam, ảnh hưởng âm nhạc Ấn Độ với các nhạc khí như sáo ngang, trống Ghi năng. 2. Thời kì xây dựng quốc gia phong kiến độc lập tự chủ. - Khoảng từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XIX. - Giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỉ XV: Hình thành âm nhạc dân gian và âm nhạc cung đình. - Giai đoạn từ thế kỉ XV đến giữa thế kỉ XIX: Nền âm nhạc dân tộc đã có những bước phát triển mới, xuất hiện một số nhạc khí như đàn tranh, đàn tì bà, đàn nhị, hồ..., nhiều thể loại nhạc cổ truyền phát triển. 3. Thời kì Pháp thuộc và đấu tranh giành độc lập, thống nhất xây dựng chủ nghĩa xã hội.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác