Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 2: KĨ THUẬT HÁT LƯỚT NHANH
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ thực hiện một số động tác giúp thả lỏng cơ thể như xoay vai, xoay cổ, vận động cơ hàm,...
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số HS thực hiện một số động tác giúp thả lỏng cơ thể.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2: Kĩ thuật hát lướt nhanh.
Hoạt động: Kĩ thuật hát lướt nhanh
- Khởi động giọng.
- Kĩ thuật hát lướt nhanh.
- Học bài hát.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khởi động giọng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đứng tại chỗ, đứng đúng tư thế, miệng mở tự nhiên, cơ thể được thả lỏng thoải mái. - GV chọn các mẫu âm đơn giản, liền bậc. - GV thực hiện các nội dung luyện giọng: + Luyện các mẫu âm đi lên, đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm giọng phù hợp, liền tiếng. + Luyện các mẫu âm đi lên, đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm giọng phù hợp. + Nên bắt đầu từ âm Đô (quãng tám thứ nhất), luyện lên cao tới âm Pha (quãng tám thứ 2) và luyện đi xuống tới âm Son (quãng tám nhỏ). + Luyện với tốc độ vừa phải, sau tăng dần tốc độ. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | Kĩ thuật hát lướt nhanh 1. Khởi động giọng - Đặt âm nhẹ nhàng, phát âm thanh linh hoạt; lấy hơi thở sâu, điều tiết hơi thở đều đặn; miệng, hàm dưới thả lỏng mềm mại. - Luyện mẫu âm ở tốc độ chậm rồi nâng lên đúng tốc độ quy định; luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng hai thứ trong tầm âm phù hợp. - Thể hiện đúng cao độ, trường độ các mẫu âm.
|
Nhiệm vụ 2: Kĩ thuật hát lướt nhanh Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân tích về kĩ thuật hát lướt nhanh. - GV cho HS nghe trích đoạn thể hiện kĩ thuật hát nhanh: https://youtu.be/HhPSV1GGbTk?si=lGHg0w8Lsvv5AiYC - GV lưu ý HS khi hát nhanh, chú trọng tới sự linh hoạt khi phát âm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập kĩ thuật hát lướt nhanh. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện từng nhóm thực hành kĩ thuật hát nhanh qua một số trích đoạn cụ thể. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Kĩ thuật hát lướt nhanh - Hát lướt nhanh là cách hát linh hoạt, rõ ràng và gọn tiếng ở tốc độ nhanh. - Các tác phẩm yêu cầu hát lướt nhanh thường có giai điệu âm nhạc trong sáng, vui tươi: Dáng ngọc của Nguyễn Ngọc Thiện, Xuân chiến khu của Xuân Hồng, Mùa xuân đến rồi đó của Trần Chung, Cánh chim báo tin vui của Đàm Thanh,...
|
Nhiệm vụ 3: Học hát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Ca khúc Nét phấn thân thương (Nhạc và lời: Nguyễn Văn Huyên) - GV cho HS nghe tác phẩm, hoặc hát mẫu: https://youtu.be/rGoAo2GAREs?si=CsF7LVKK0KbgRF6x - GV yêu cầu HS nhận xét về tính chất của tác phẩm. - GV hướng dẫn HS hát từng câu với các lưu ý: + Miệng mở tự nhiên, thoải mái khi phát âm, nét mặt luôn tươi tắn, rạng ngời. + Hát linh hoạt, uyển chuyển. + Đặt âm thanh nhẹ nhàng, cơ hàm thả lỏng; lấy hơi khi ngắt ý, ngắt câu. - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và luyện tập kĩ thuật, giai điệu và tiết tấu của bài, luyện các bước nhảy quãng xa. - GV yêu cầu HS ghép ca khúc với nhạc đệm. - GV hướng dẫn cả lớp hát 2 bè. - GV lưu ý HS thả lỏng các bộ phận môi, lưỡi, hàm ếch mềm, cằm, đồng thời giữ cho cơ thể thoải mái. * Ca khúc Mùa xuân đến rồi đó (Nhạc và lời: Trần Chung) - GV cho HS nghe ca khúc được học qua phương tiện nghe nhìn hoặc hát mẫu. https://youtu.be/4FQ4WbzB6Kk?si=m5GetgKcqqq0PRMi
| 3. Học hát * Ca khúc Nét phấn thân thương - Nhạc sĩ: + Nguyễn Văn Huyên là nhạc sĩ có nhiều sáng tác dành cho lứa tuổi thanh, thiếu niên và nhi đồng. + Các tác phẩm tiêu biểu: Một thời để nhớ, Lưu bút thời áo trắng, Trở lại đường xưa, Con đường học trò, Thêm một tuổi hồng,... - Ca khúc Nét phấn thân thương: + Ca khúc có giai điệu âm nhạc vui tươi, trong sáng, lời ca nhẹ nhàng, lắng đọng đã thể hiện niềm tự hào và tình yêu nghề tha thiết của người làm nghề giáo. - Luyện tập ca khúc Nét phấn thân thương: + Lấy hơi thở sâu, miệng mở tự nhiên, mềm mại. Đặt âm nhẹ nhàng, phát âm thanh, điều tiết hơi thở đều đặn và giữ cơ thể được thả lỏng trong suốt quá trình hát. + Hát chính xác cao độ, trường độ, sắc thái trong bài. * Ca khúc Mùa xuân đến rồi đó
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác