Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 3: KĨ THUẬT HÁT NẢY TIẾNG
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đứng tại chỗ nhún nhảy và vận động cơ thể theo nhịp điệu của bài hát.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số HS thực hiện một số động tác giúp thả lỏng cơ thể.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 3: Kĩ thuật hát nảy tiếng.
Hoạt động: Kĩ thuật hát nảy tiếng
- Khởi động giọng.
- Kĩ thuật hát nảy tiếng.
- Học bài hát.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Khởi động giọng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thực hiện các nội dung luyện giọng: + Luyện một số mẫu âm với yêu cầu hát nảy tiếng. + Luyện các mẫu âm đi lên, đi xuống liền bậc một quãng 2 thứ trong tầm giọng phù hợp. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khởi động giọng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - HS khởi động giọng theo lớp, tổ/nhóm, cá nhân. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | Kĩ thuật hát nảy tiếng 1. Khởi động giọng - Lấy hơi thở sâu, điều tiết hơi đều đặn, phát âm nhanh, gọn, dứt khoát. Miệng và hàm dưới buông lỏng, mềm mại. - Luyện mẫu âm đi lên và đi xuống liền bậc theo quãng hai thứ trong tầm âm phù hợp.
|
Nhiệm vụ 2: Kĩ thuật hát nảy tiếng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV phân tích về kĩ thuật hát nảy tiếng, so sánh kĩ thuật hát nảy tiếng với hát liền tiếng. - GV cho HS nghe trích đoạn thể hiện kĩ thuật hát nảy tiếng: https://youtu.be/zlj9MFzXRsQ?si=dawSEaZVlMCiC1Bi - GV lưu ý HS khi hát nảy tiếng, chú trọng tới sự linh hoạt khi phát âm, sự cần thiết của thả lỏng cơ hàm, các vùng cơ tham gia vào quá trình hát. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập kĩ thuật hát nảy tiếng. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện từng nhóm thực hành kĩ thuật hát nảy tiếng qua một số trích đoạn cụ thể. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 2. Kĩ thuật hát nảy tiếng - Hát nảy tiếng là cách hát bật âm thanh nhanh, dứt khoát và gọn tiếng. Kí hiệu của tiếng hát nảy tiếng là một dấu chấm đặt trên mỗi nốt nhạc trong một giai điệu hoặc ghi thuật ngữ staccato ở đầu câu nhạc, đoạn nhạc. Ví dụ: - Giai điệu trong các tác phẩm có yêu cầu hát nảy tiếng thường vui tươi, trong sáng, nhiều bài mô phỏng tiếng mưa rơi, tiếng cười, tiếng chim hót,... Chẳng hạn: Nhạc rừng của nhạc sĩ Hoàng Việt, Hè về của nhạc sĩ Hùng Lân, Họa mi hót trong mưa của nhạc sĩ Dương Thụ, Cánh chim báo tin vui của nhạc sĩ Đàm Thanh, Cô gái vót chông của nhạc sĩ Hoàng Hiệp,... - Kĩ thuật hát nảy tiếng giúp khắc phục âm thanh sâu, tối, gằn cổ và mở rộng âm vực giọng hát.
|
Nhiệm vụ 3: Học hát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập * Ca khúc Trống cơm (Dân ca Đồng bằng Bắc Bộ) - GV cho HS nghe tác phẩm, hoặc hát mẫu: https://youtu.be/XbzbMw8Kfpc?si=zuiUkSHTyh5KCitg - GV yêu cầu HS nhận xét về tính chất của tác phẩm. - GV hướng dẫn HS hát từng câu với các lưu ý: + Hát rõ chữ, gọn tiếng, đặc biệt tại các ca từ yêu cầu hát nảy tiếng. + Đặt âm thanh nhẹ nhàng, cơ hàm thả lỏng, lấy hơi khi ngắt ý, ngắt câu. - GV hướng dẫn HS luyện và nhận dạng sự khác nhau giữa yêu cầu của hát nảy tiếng (hát dứt khoát, gọn tiếng) và hát liền tiếng (nối tiếp, liên tục từ âm này sang âm kia). - GV chia HS thành các nhóm nhỏ và luyện tập kĩ thuật, giai điệu và tiết tấu của bài hát. - GV yêu cầu HS ghép ca khúc với nhạc đệm. - GV lưu ý HS thả lỏng các bộ phận môi, lưỡi, hàm ếch mềm, cằm, đồng thời giữ cho cơ thể thoải mái. * Ca khúc Rừng xanh vang tiếng ta lư (Nhạc và lời: Phương Nam) - GV cho HS nghe ca khúc được học qua phương tiện nghe nhìn hoặc hát mẫu. https://youtu.be/JX_hvKgOaVw?si=TlxRs40USVsX2wdD - GV hướng dẫn HS: + Phân tích tác phẩm. + Học từng câu. - GV lưu ý HS: + Các ca từ yêu cầu hát nảy tiếng tại các ô nhịp 1, 4, 10, 11, 14, 15,... + Hát đúng tiết tấu, ngân đủ phách. - GV hướng dẫn HS ghép giai điệu với lời ca, hát với nhạc đệm. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS luyện tập thực hành hát ca khúc Trống cơm và Rừng xanh vang tiếng ta lư. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS trình diễn trước lớp. - GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang hoạt động mới. | 3. Học hát * Ca khúc Trống cơm - Ca khúc Trống cơm: + Trống cơm là một trong những bài dân ca quen thuộc và nổi tiếng của Việt Nam. + Tính chất âm nhạc vui tươi, rộn rã, lời ca dí dỏm như lời nhắc khéo léo, nhẹ nhàng về tình yêu và lòng chung thủy. - Luyện tập ca khúc Trống cơm: + Lấy hơi sâu tại những chỗ ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn. + Đặt âm nhẹ nhàng, phát âm thanh, rõ và gọn tiếng, đặc biệt tại các ca từ: “tình bằng”, “bông”, “tang tình”,... + Hát nhấn mạnh hơn vào đầu nhịp. + Thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài dân ca. * Ca khúc Rừng xanh vang tiếng ta lư - Ca khúc Rừng xanh vang tiếng ta lư: + Rừng xanh vang tiếng ta lư là một trong những ca khúc tiêu biểu trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước. + Tính chất âm nhạc linh hoạt, tươi vui cùng ca từ đẹp, ca khúc giúp người nghe cảm nhận được tinh thần lạc quan và quật cường của những người tham gia kháng chiến. - Luyện tập ca khúc Rừng xanh vang tiếng ta lư: + Lấy hơi sâu, ngắt hơi tại những chỗ có dấu lặng đơn, lặng kép, ngắt ý, ngắt câu, ngắt đoạn. + Miệng mở tự nhiên, hàm dưới thả lỏng mềm mại. + Đặt âm nhẹ, phát âm nhanh, gọn, dứt khoát, đặc biệt tại các ô nhịp 1, 4, 10, 11, 14, 15,... + Hát nhấn mạnh hơn vào đầu mỗi nhịp. + Thể hiện đúng cao độ, trường độ của bài hát. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác