Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:.../.../...
Ngày dạy:.../.../...
BÀI 2: KĨ THUẬT BẤM, GẢY RỜI TIẾNG
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS thành các nhóm để trình bày sự khác nhau trên bản nhạc có kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng so với bản nhạc có kĩ thuật bấm, gảy liền tiếng.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, quan sát và thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV mời một số HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét, đánh giá và sửa sai cho HS (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Bài 2: Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng.
Hoạt động: Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng
- Giới thiệu kĩ thuật bấm gảy rời tiếng.
- Nắm vững được kĩ thuật này để áp dụng vào các bài tập.
- Nắm vững lí thuyết cách bấm các nốt thăng, giáng ở thế tay thứ nhất.
- Thực hành vào Bài thực hành số 1 và Hát mãi khúc quân hành.
- Hiểu được kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng trên đàn guitar.
- Hiểu và bấm đúng các nốt thăng, giáng trên thế tay thứ nhất.
- Thực hành đúng kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng kết hợp với các nốt thăng, giáng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức HS thực hiện theo nhóm và yêu cầu: Chỉ ra những yêu cầu khi thực hiện kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng. - GV hướng dẫn và làm mẫu kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng cho HS. + Khác với kĩ thuật bấm, gảy liền tiếng, kĩ thuật này yêu cầu HS phải ngắt ngay được nốt nhạc vừa gảy xong. Thông thường kí hiệu trên bản nhạc sẽ là các dấu lặng ở ngay sau nốt nhạc vừa gảy. Có hai cách để ngắt tiếng: · Đối với các nốt bấm, HS chỉ cần buông ngón bấm ra thì nốt nhạc sẽ được ngắt ngay. · Đối với các nốt trên dây buông. HS sẽ cần phải sử dụng ngón tay trái hoặc ngón tay phải để ngắt dây. Cần đặt nhẹ ngón tay của hai bàn tay lên dây vừa gảy xong. Lưu ý là chỉ cần đặt nhẹ ngón tay lên, không được sử dụng lực vù lúc đó sẽ tạo thành một kĩ thuật khác. + Đối với các nốt thăng hoặc giáng trên đàn guitar, chỉ cần bấm hạ xuống một phím (với dấu giáng) hoặc tăng lên một phím (với dấu thăng) so với nốt nguyên dạng. Lưu ý với các nốt nguyên dạng là dây buông (Mi, La, Rê, Son, Si, Mi) thì nốt thăng chỉ cần bấm vào phím 1, nhưng nếu là dấu giáng GV hướng dẫn HS chuyển đổi thành nốt thăng tương ứng để dễ dàng bấm hơn. Tuy nhiên với nốt Mi trên dây số 6 là nốt thấp nhất nên sẽ không có Mi giáng ở vị trí này: Ví dụ: · La giáng à Son thăng (bấm ở dây 6 phím 4). · Rê giáng à Đô thăng (bấm ở dây 5 phím 4). · Son giáng à Pha thăng (bấm ở dây 4 phím 4). · Si giáng à La thăng (bấm ở dây 3 phím 4). · Mi giáng à Rê thăng (bấm ở dây 2 phím 4). - GV yêu cầu HS áp dụng kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng vào Bài thực hành số 1, ca khúc Hát mãi khúc quân hành. + Bài thực hành số 1: Lưu ý: Trong bài có nốt Si giáng (bb1) cố định bấm ở dây ba phím ba. + Bài thực hành số 2: Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thực hiện kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng theo hướng dẫn của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện HS thực hiện trước lớp. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và chỉnh sửa lỗi sai cho HS (nếu có). - GV chuyển sang nội dung mới. | Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng - Kĩ thuật bấm, gảy rời tiếng (non-legato) là một kĩ thuật thường được sử dụng trên đàn guitar. Kĩ thuật này tạo nên sự khác biệt so với kĩ thuật bấm, gảy liền tiếng (legato). - Hướng dẫn thực hiện: + Gảy rời tiếng những nốt đơn sau đó có dấu lặng. Sử dụng ngón bấm hoặc ngón gảy để làm rời tiếng. + Nốt Pha thăng (f#) bấm ở dây sáu phím hai, Pha thăng (f#1) bấm ở dây bốn phím bốn, Pha thăng (f#2) bấm ở dây một phím hai.
|
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác