Ôn tập kiến thức tin học 8 KNTT bài 2: Thông tin trong môi trường số

Ôn tập kiến thức tin học 8 kết nối tri thức bài 2: Thông tin trong môi trường số. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. THÔNG TIN TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

a) Thông tin số

- Thông tin số được mã hóa thành dãy bit, được chuyển vào máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng... để có thể lan truyền, trao đổi trong môi trường kĩ thuật số.

- Thông tin số có những đặc điểm chính sau:

+ Dễ dàng được nhân bản và lan truyền nhưng khó bị xóa bỏ hoàn toàn.

+ Có thể được truy cập từ xa nếu người quản lí thông tin đó cho phép.

1. Khi Khoa gửi ảnh cho An qua dịch vụ thư điện tử, máy chủ của dịch vụ này sẽ lưu trữ bức ảnh mà Khoa gửi.

→ Đó là ví dụ cho nhận định: Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.

2. Tùy theo lựa chọn của An khi chia sẻ bức ảnh lên mạng xã hội, chỉ những ai được An cho phép mới có thể xem được bức ảnh. 

→ Nếu bức ảnh không đăng kí quyền tác giả thì ai cũng có thể sử dụng bức ảnh theo cách của mình. Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.

3. An có thể gửi lại bức tranh đã chỉnh sửa cho Khoa hoặc các bạn khác và họ đều có thể tiếp tục xem, tải bức ảnh về máy của mình, chỉnh sửa và chia sẻ.

→ Điều này minh họa cho nhận xét: Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.

- Ngoài ra, vì An có thể chỉnh sửa bức ảnh thành một bức ảnh khác và gửi cho những người khác → Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.

- Ảnh cá nhân của An trên ruộng bậc thang có thể gây nhầm lẫn → Thông tin số cần phải được quản lí, khai thác một cách hiệu quả và có trách nhiệm.

b) Thông tin số trong xã hội

- Thông tin số đa dạng, được thu thập nhanh, được lưu trữ với dung lượng rất lớn bởi nhiều tổ chức và cá nhân.

- Có nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm, truy cập, lưu trữ, xử lí và chia sẻ thông tin số.

- Quyền tác giả của thông tin số được pháp luật bảo hộ.

- Thông tin số có mức độ tin cậy khác nhau.

- Thông tin số cần phải được quản lí, khai thác một cách hiệu quả và có trách nhiệm.

II. THÔNG TIN ĐÁNG TIN CẬY

- Ví dụ một nội dung trên mạng là tin giả: Việc đánh răng quá nhiều gây hại cho răng, chỉ có ích (làm tăng doanh thu) cho nhà sản xuất.

- Tác hại: Việc không đánh răng theo nhận định thiếu căn cứ gây mất vệ sinh răng miệng.

- Để đánh giá độ tin cậy của thông tin, em có thể dựa trên một số yếu tố như:

+ Phân biệt ý kiến và sự kiện;

+ Kiểm tra chứng cứ của kết luận;

+ Xác định nguồn thông tin;

+ Đánh giá tính thời sự của thông tin.

- Kết luận:

+ Thông tin đáng tin cậy giúp em đưa ra kết luận đúng, quyết định hành động đúng và giải quyết được các vấn đề đặt ra.

+ Một số cách xác định thông tin có đáng tin cậy hay không: kiểm tra nguồn thông tin; phân biệt ý kiến với sự kiện; kiểm tra chứng cứ của kết luận; đánh giá tính thời sự của thông tin.

Tìm kiếm google: Giải tin học 8 KNTT bài 2: Thông tin trong môi trường số, giải tin học 8 sách kết nối 2: Thông tin trong môi trường số, giải tin học 8 KNTT

Xem thêm các môn học

Giải tin học 8 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net