Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 7: Đêm nay Bác không ngủ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 7: Đêm nay Bác không ngủ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả 

- Minh Huệ (Nguyễn Đức Thái- 1927)

- Quê quán: Nghệ An, làm thơ từ thời kháng chiến chống TD Pháp.

2. Tác phẩm

- Sáng tác: 1951.

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được gợi cảm hứng từ việc tác giả được nghe kể về một câu chuyện của thật của Bác khi đi chiến dịch Biên giới 1950.

- Là một trong những bài thơ nổi tiếng viết về chủ tịch Hồ Chí Minh.

II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1. Đọc, chú thích

- Các nhân vật: anh đội viên và Bác Hồ

- Kể theo trật tự thời gian.

2. Thể thơ: thơ năm chữ

3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.

4. Bố cục

+ Phần 1: 9 khổ thơ đầu: Lần thức dậy thứ nhất của anh đội viên.

+ Phần 2: Còn lại: Lần thức dậy thứ ba của anh đội viên.

III. TÌM HIỂU CHI TIẾT

1. Nhân vật anh đội viên

* Hoàn cảnh:

- Thời gian: trời đã về khuya.

- Không gian: mái lều tranh "xơ xác", trời mưa "lâm thâm".

=> Lạnh giá, thiếu thốn, khó khăn.

* Lần thức dậy đầu tiên:

- Thái độ: ngạc nhiên, băn khoăn đến khắc khoải, lo lắng cho sức khỏe của Bác.

-  Hành động: nhìn và dõi theo những cử chỉ, hành động của Bác 

- Tâm trạng: 

+ Mơ màng như nằm trong giấc mộng đẹp đẽ, ấm áp.

+ Thổn thức, thì thầm xúc động .

* Lần thứ ba thức dậy:

+ Hốt hoảng, giật mình, nằng nặc mời Bác ngủ.

+ Đồng cảm, thấu hiểu "Anh đội viên nhìn Bác/ Bác nhìn ngọn lửa hồng".

+ Niềm vui sướng khi hiểu được tấm lòng, sự vĩ đại của và hạnh phúckhi được thức cùng Bác.

* Nghệ thuật: tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc.

- Các từ láy giàu giá trị biểu cảm

- Điệp từ : “càng”, “mời Bác ngủ”

- Nghệ thuật ẩn dụ, so sánh.

=> Nhận xét:

- Anh đội viên thể hiện tình cảm thân thiết, ngưỡng mộ với Bác Hồ.

➩ Tình cảm yêu kính của anh đội viên, cũng như của tác giả và toàn dân tộc Việt Nam với Bác.

2. Hình ảnh Bác Hồ

- Hình dáng: vẫn ngồi, lặng yên, trầm ngâm, chòm râu im phăng phắc, bóng Bác cao lồng lộng

- Cử chỉ: đốt lửa, dém chăn, nhón chân nhẹ nhàng. → Sự lo lắng, chăm sóc ân cần, tình yêu thương của Bác với chiến sĩ

- Tâm trạng: lo lắng, không ngủ, thương đoàn dân công, mong trời sáng

→ Bác lặng trong những ưu tư, suy tư. Hình ảnh Bác vừa to lớn, vĩ đại vừa gần gũi, ân tình.

- Lời nói: Chú cứ việc ngủ ngon, không an lòng, thương đoàn dân công 

=> Tình cảm, lòng yêu thương bao la rộng lớn. Sự hi sinh vĩ đại, lo cho dân hơn cho mình.

*  Nghệ thuật: 

- Các từ láy gợi hình.

- So sánh, ẩn dụ.

- Điệp ngữ "Đêm nay" nhấn mạnh việc nhiều đêm không ngủ => Bác thức là một lẽ thường tình.

IV. TỔNG KẾT BÀI HỌC

1. Nội dung

* Nội dung:

- Câu chuyện cảm động về tấm lòng yêu thương sâu sắc của bác đối với anh bộ đội và nhân dân qua cảm nhận của người chiến sĩ.

- Tình cảm yêu mến, kính phục của người chiến sĩ đối với Bác Hồ.

*  Ý nghĩa: thể hiện tấm lòng yêu thương bao la của Bác đối với bộ đội và nhân dân; tình cảm kính yêu, cảm phục của nhân dân, bộ đội đối với Bác.

2. Nghệ thuật

- Thể thơ 5 chữ.

- Kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Lời thơ giản dị, có nhiều h/a thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.

- Sử dụng từ láy tạo hình.

- Sử dụng nghệ thuật so sánh, ẩn dụ

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 7: Đêm nay Bác không ngủ, Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn van 6 tập 2 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net