Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt

Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

I. HOÁN DỤ

- Khái niệm:Là gọi sự vật, hiện tượng A bằng tên sự vật, hiện tượng. Dựa trên mối quan hệ gần gũi giữa A và B.

- Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1:

a) Viết hoa tên riêng

+ Đêm nay Bác không ngủ: Hồ Chí Minh.

+ Lượm: Hàng Bè, Mang Cá, Hà Nội, Lượm.

b) Viết hoa tu từ (Viết hoa để thể hiện sự kính trọng đặc biệt): Bác, Người Cha.

Bài tập 2:

- Các từ láy: trầm ngâm, lâm thâm, xơ xác, nhẹ nhàng, mơ màng, lồng lộng, thổn thức, bồn chồn, bề bộn, đinh ninh, phăng phắc, nằng nặc, mênh mông

- Phân tích tác dụng của một số từ:

+  Bề bộn: Thể hiện sự ngổn ngang, lo lắng không yên cho sức khỏe của Bác.

+ Bồn chồn:diễn tả chân thực tâm trạng không yên lòng, thấp thỏm, lo lắng của anh đội viên về sức khỏe của Bác. Tâm trạng đó cho thấy tình yêu thương sâu sắc của anh đội viên đối với vị lãnh tụ kính yêu của mình.

Bài tập 3:

Các từ láy giúp em hình dung dáng hình của Lượm: nhỏ nhắn, tinh nghịch, hồn nhiên, nhanh nhẹn.

Bài tập 4:

a. Cụm từ “bàn tay mẹ” chỉ người mẹ. Quan hệ giữa sự vật biểu thị với sự vật được cụm từ này hàm ý là quan hệ bộ phận – toàn thể (bàn tay là bộ phận thuộc chỉnh thể là người mẹ).

b. Cụm từ “đổ máu” chỉ chiến tranh. Quan hệ giữa sự vật và sự vật (đổ máu là dấu hiệu về chiến tranh).

c. Cụm từ “mười năm, trăm năm” chỉ trước mắt và lâu dài. Quan hệ  giữa cái cụ thể - trừu tượng.

- Tác dụng: BPTT hoán dụ làm tăng tính gợi hình, gợi cảm của sự diễn đạt. Các hoán dụ miêu tả về người mẹ qua hình ảnh bàn tay (lao động), về chiến tranh qua hình ảnh đổ máu; đồng thời, thể hiện rõ sự cảm hông đối với lao động vất vả của người mẹ hoặc gián tiếp thể hiện thái độ lên án tối với chiến tranh – nguyên nhân gây ra đổ máu, đau thương. Các hoán dụ về thời gian là sự diễn đạt một cách cụ thể, dễ hiểu về cái trừu tượng (trước mắt, lâu dài) rằng cái cụ thể (mười năm, trăm năm).

Bài tập 5:

a. Cụm từ “bàn tay mẹ” chỉ người mẹ. Quan hệ giữa sự vật biểu thị với sự vật được cụm từ này hàm ý là quan hệ bộ phận – toàn thể (bàn tay là bộ phận thuộc chỉnh thể là người mẹ).

b. Cụm từ “đổ máu” chỉ chiến tranh. Quan hệ giữa sự vật và sự vật (đổ máy là dấu hiệu về chiến tranh).

c. Cụm từ “mười năm, trăm năm” chỉ trước mắt và lâu dài. Quan hệ  giữa cái cụ thể - trừu tượng.

- Tác dụng: BPTT hoán dụ làm tăng tính gợi hình, gợi cảm của sự diễn đạt. Các hoán dụ miêu tả về người mẹ qua hình ảnh bàn tay (lao động), về chiến tranh qua hình ảnh đổ máu; đồng thời, thể hiện rõ sự cảm hông đối với lao động vất vả của người mẹ hoặc gián tiếp thể hiện thái độ lên án tối với chiến tranh – nguyên nhân gây ra đổ máu, đau thương. Các hoán dụ về thời gian là sự diễn đạt một cách cụ thể, dễ hiểu về cái trừu tượng (trước mắt, lâu dài) rằng cái cụ thể (mười năm, trăm năm).

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều bài 7: Thực hành tiếng Việt, Ôn tập kiến thức ngữ văn 6 cánh diều

Xem thêm các môn học

Soạn van 6 tập 2 Cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net