[toc:ul]
- Để hoạt động tranh biện về một vấn đề có chất lượng và hiệu quả, HS cần suy nghĩ, tìm hiểu trước về vấn đề, chuẩn bị ý kiến để phát biểu, trình bày quan điểm của đội mình; xác định nguyên nhân xuất hiện những quan điểm khác biệt, đối lập; dự kiến những lí lẽ đưa ra để phản bác, tranh luận; suy đoán những lí lẽ mà phía đối lập có thể sử dụng để bảo vệ quan điểm của họ.
- Lưu ý những yếu tố then chốt trong một cuộc tranh biện:
+ Chủ đề/ vấn đề tranh biện: Có thể là một ý tưởng, một tuyên bố hay kiến nghị.
+ Người tham gia: Hai đội tranh biện, người điều hành, cố vấn hoặc trọng tài (nếu có), khán giả (tham gia đánh giá, bình chọn).
+ Cách thực hiện: Mỗi đội luân phiên đưa ra quan điểm của mình và phản bác quan điểm của đối phương.
+ Thời gian: Người điều hành quy định thời gian để mỗi bên trình bày quan điểm và lập luận cho quan điểm của mình.
- Khi trình bày ý kiến của mình, các bên tham gia tranh biện cần kết hợp ngôn ngữ với cử chỉ, điệu bộ để cuộc tranh biện thực sự sinh động, hấp dẫn.
- Tranh biện với tinh thần học hỏi, cởi mở, vui vẻ.