Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 2: Đọc mở rộng Chân, tay, tai, mắt, miệng

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 2: Đọc mở rộng Chân, tay, tai, mắt, miệng. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Nguồn gốc, xuất xứ

- Trích từ Tuyển tập Văn học Dân gian Việt Nam, tập III, Truyện cười – Truyện trạng cười – Truyện ngụ ngôn, Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ (biên soạn, tuyển chọn), NXB Giáo dục, 2007.

2. Đọc, kể, tóm tắt

- Đề tài: Sự đoàn kết trong tập thể.

- Sự kiện:

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng vốn sống hòa thuận với nhau.

+ Nhưng Chân, Tay, Tai và Mắt bắt đầu cảm thấy Miệng chẳng làm gì cũng được hưởng lợi, còn bản thân mình thì phải làm lụng vất vả.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt quyết định không làm nữa, bỏ đói Miệng.

+ Tất cả đều mệt mỏi, uể oải.

+ Chân, Tay, Tai, Mắt lúc này hiểu ra tầm quan trọng của việc Miệng được ăn và đã đi tìm đồ ăn cho Miệng.

- Tình huống: Chân, Tay, Tai, Mắt thấy mình phải làm cho lão Miệng được ăn nên quyết định không làm gì nữa.

- Cốt truyện: Chân, Tay, Tai, Mắt vốn sống hòa thuận với Miệng. Nhưng họ nhận thấy mình phải làm lụng suốt ngày còn lão Miệng không phải làm gì cả. Thế là cả bọn không làm nữa, để lão Miệng nhịn đói. Nhưng rồi bọn họ cũng trở nên yếu đi và hiểu vai trò của lão Miệng. Tất cả lại làm lụng để cho lão Miệng được ăn.

- Nhân vật: Các bộ phận cơ thể người, tên là những danh từ chung.

- Không gian, thời gian: Phiếm định.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1: Từ đầu… kéo nhau về: Nguyên nhân và tình huống truyện.

+ Phần 2: Tiếp… họp nhau lại để bàn: Hành động và kết quả.

+ Phần 3: Đoạn còn lại: Bài học rút ra.

2. Phân tích

a. Nguyên nhân và tình huống truyện

- Quyết định không cùng chung sống:

+ Cô Mắt: than thở, khơi gợi, kích động cậu Chân, Tay: không làm cho lão Miệng ăn nữa => tìm đến bác Tai => Có sự đồng tình, nhất trí cao.

+ Hợp lí vì Mắt vốn chuyên để quan sát; là sự thật hiển nhiên nhưng do hằng ngày bận rộn không ai nhìn ra.

- Cách thức: hăm hở, nói thẳng => Hăng hái, hả giận, như công lí đã được thi hành.

b. Hậu quả của quyết định không cùng chung sống

- Cậu Chân, Tay: không muốn chạy nhảy…

- Cô Mắt: lờ đờ, hai mi nặng trĩu.

- Bác Tai: lúc nào cũng ù ù như xay lúa.

- Lão Miệng: nhợt nhạt cả hai môi, hai hàm khô rang, không buồn nhếch mép.

=> Tất cả đều mệt mỏi, uể oải, gần như sắp chết.

c. Cách sửa chữa hậu quả

- Bác Tai: Thừa nhận sai lầm.

=> Tất cả chăm chút cho lão Miệng, ai làm việc ấy, không suy bì tị nạnh.

III. TỔNG KẾT

1. Nghệ thuật

- Mang các đặc trưng của truyện ngụ ngôn.

2. Nội dung – Bài học

Từ câu chuyện của Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng, truyện nêu ra bài học: Trong một tập thể, mỗi thành viên không thể sống tách biệt mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 2: Đọc mở rộng Chân, tay, tai, mắt, miệng, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net