Soạn công dân 7 bài 2 trang 6 cực chất

Giải công dân 7 bài 2 trang 6 cực chất. Bài học: Trung thực - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 7.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Bài tập a: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào thể hiện tính trung thực? giải thích vì sao?

  • Làm hộ bài cho bạn
  • Quay cóp trong giờ kiểm tra
  • Nhận lỗi thay cho bạn
  • Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
  • Dũng cảm nhận lỗi của mình
  • Nhận được của rơi, đem trả lại người mất
  • Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

Bài tập b: Thầy thuốc dấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. Em có suy nghĩ gì về việc làm đó của người thầy thuốc?

Bài tập c: Hãy kể lại những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày?

Bài tập d: Đối với học sinh, để rèn luyện tính trung thực, theo em cần phải làm gì?

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Bài tập a: Hành vi thể hiện tính trung thực:

  • Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
  • Dũng cảm nhận lỗi của mình
  • Nhận được của rơi, đem trả lại người mất

Bài tập b: Thầy thuốc dấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ

=> Đây là lời nói dối có tâm và chấp nhận được. Vì bác sĩ không muốn bệnh nhân vì biết sự thật mà tinh thần suy sụp, muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực chống chọi với bệnh tật.

Bài tập c: Những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày:

  • Việc làm trung thực: Không quay cóp, không giở tài liệu khi làm bài kiểm tra, nhận lỗi sai, nhắc nhở nhẹ nhàng với bạn.
  • Việc làm thiếu trung thực: Nhặt được của rơi không trả lại cho người khác, bao che hành động sai trái của người khá, nhắc bài cho bạn.

Bài tập d: Đối với học sinh, để rèn luyện tính trung thực, cần:

  • Trong học tập phải ngay thẳng, không dấu dốt, đấu tranh đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm, với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng và ra ngoài phải trung thực.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Bài tập a: Trong những hành vi sau đây:

  • Làm hộ bài cho bạn
  • Quay cóp trong giờ kiểm tra
  • Nhận lỗi thay cho bạn
  • Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm
  • Dũng cảm nhận lỗi của mình
  • Nhận được của rơi, đem trả lại người mất
  • Bao che thiếu sót của người đã giúp đỡ mình.

* Hành vi thể hiện tính trung thực là:

- Thẳng thắn phê bình khi bạn mắc khuyết điểm.

=> Đây là tính trung thực bởi nếu mình muốn tốt cho bạn thì mình không nên bao che khuyết điểm của bạn, mà góp ý phê bình thẳng thắn với tinh thần xây dựng, mong bạn nhận ra khuyết điểm để tiến bộ.

- Dũng cảm nhận lỗi của mình.

=> Khi mình có lỗi thì mình can đảm nhận lỗi, có như vậy mình sẽ biết được mình sai ở đâu để sửa chữa lỗi lầm.

-Nhận được của rơi, đem trả lại người mất.

=> Của người khác đánh rơi thì mình không nền dành làm của riêng mình. Đó chính là sự thật thà không gian lận, không tham lam.

Bài tập b: Thầy thuốc dấu không cho người bệnh biết sự thật về căn bệnh hiểm nghèo của họ. 

=> Mặc dù, trong trường hợp này bác sĩ đã nói dối bệnh nhân nhưng đây là lời nói dối có tâm và chấp nhận được.

* Bởi vì:

- Bác sĩ không muốn bệnh nhân vì biết sự thật mà tinh thần suy sụp. 

- Thay vì đó bác sĩ muốn bệnh nhân sống lạc quan để có nghị lực và chống chọi với bệnh tật.

Bài tập c: Những việc làm thể hiện tính trung thực hoặc thiếu trung thực mà em thấy trong cuộc sống hằng ngày:

Việc làm trung thựcViệc làm thiếu trung thực
Không quay cóp, không giở tài liệu khi làm bài kiểm traGiờ kiểm tra, Lan liên tục quay sang chép bài của Hoa
Nhận lỗi khi mình làm saiĐến giờ kiểm tra nào Hạnh cũng quay sang xin Nam giấy kiểm tra mặc dù trong cặp Hạnh vẫn còn
Nhắc nhở nhẹ nhàng với bạn khi bạn saiLoan không thuộc bài, Hoa không nhắc giúp Loan thế là Loan tức Hoa  và giận hoa

Bài tập d: Đối với học sinh, để rèn luyện tính trung thực thì cần phải:

- Trong học tập: 

  • Phải ngay thẳng không gian dối, không dấu dốt. 
  • Phải kiên quyết đấu tranh khi bạn mắc khuyết điểm.
  • Không che hành động vi phạm của bạn.

- Đối với người lớn: Với cha mẹ, thầy cô phải thật thà, ngay thẳng.

- Hành xử bên ngoài: ra ngoài phải thật thà, trung thực.

Tìm kiếm google: soan cong dan 7 bai 2 cuc chat, soạn bài trung thực

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com