Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 CTST bài 7: Đọc Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 chân trời sáng tạo bài 7: Đọc Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌM HIỂU CHUNG

- “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu là đất tốt tươi, màu mỡ.

II. TÌM HIỂU CHI TIẾT VĂN BẢN

1. Một số yếu tố của các câu tục ngữ

- Những câu trên là tục ngữ vì chúng ngắn gọn, có nhịp điệu, hình ảnh và hầu như đều có vần.   

- Số chữ, số dòng, số vế của câu tục ngữ số 2, 4, 6:

Câu

Số chữ

Số dòng

Số vế

1

4

1

2

2

8

1

2

3

8

1

2

4

6

1

2

5

10

1

2

- Cặp vần từ câu tục ngữ số 2 đến số 6:

Câu

Cặp vần

Loại vần

2

lúa – lụa

vần sát

3

lâu – sâu

vần cách

4

lạ - mạ

vần sát

6

Tư – hư

Ba – hoa

vần sát

6

bờ - cờ

vần cách

=> Tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nêu trên là tạo nên sự hài hòa về âm thanh cho các câu tục ngữ.

+ Về hình thức, câu tục ngữ số 1 rất ngắn chỉ gồm bốn chứ; câu tục ngữ số 6 là một câu lục bát.

 + Câu tục ngữ số 6 dùng biện pháp tu từ nhân hóa. Việc sử dụng biện pháp tu từ này khiến cho việc miêu tả (lúa chiêm) trở nên sinh động, tăng sức biểu cảm. 

2. Nội dung, chủ đề của các câu tục ngữ

a. Tấc đấc tấc vàng

- “Tấc” là đơn vị đo lường của ông bà ta khoảng bằng 1 gang tay.

- “đất” là chất rắn làm thành lớp trên cùng bề mặt Trái Đất, tạo thành khoảng không gian cho con người sinh sống và sản xuất.

- “vàng” là một kim loại quý giá.

=> Nói về sự quý hiếm cảu đất đai, khuyên nhủ mọi người phải biết quý trọng và bảo vệ đất đai.

b. Người đep vì lụa, lúa tốt vì phân

- “Lụa” là một mảnh vải đẹp khi mặc lên tôn lên vẻ đẹp của con người.

- “Phân” là thứ ăn của cây lúa chứa nhiều chất dinh dưỡng để cây phát triển, sinh trưởng tốt.

=> Phân được so sánh với lụa đại ý muốn nói để đánh giá vẻ đẹp của một người, ta nên chú trọng vẻ đẹp tâm hồn hơn là vẻ đẹp ngoại hình.

c. Nhai kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

- “Nhai kỹ” thì có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn.

- Những chất dinh dưỡng này nuôi cơ thể, ruột hấp thụ được nhiều.

- Cày sâu, bừa kĩ thì đất sẽ tươi xốp, nhiều dưỡng chất nuôi lúa.

=> Khuyên con người dù làm việc gì cũng phải làm cẩn thận, kỹ càng để công việc tốt đẹp.

d. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen

- “Ruộng lạ” là chỉ việc luân canh

=> Kinh nghiệm trồng trọt: Khoai trồng ruộng lạ thì mới tốt, nhưng mạ muốn tươi tốt phải gieo ở ruộng quen.

e. Mưa tháng Tư hư đất, mưa tháng Ba hoa đất

- Mưa tháng Ba nhiều, lớn sẽ làm hư đất, hoa màu bị thiệt hại.

- Mưa tháng Tư làm cho cây cối tươi tốt, nảy nở.

=> Kinh nghiệm trồng trọt chú ý trong trồng cây hoa.

f. Lúa chiêm nép ở đầu bờ / Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên

- “Lúa chiêm” là vụ lúa vào tháng Năm

=> Sấm và mưa đầu mùa đem lại đạm và nước cung cấp cho lúa chiêm nảy nở, tươi tốt.

=> Các câu tục ngữ trên giúp người nông dân hiểu thêm về giá trị của đất và của các yếu tố khác trong lao động sản xuất.

III. TỔNG KẾT

1. Nội dung

- Văn bản tổng hợp những câu tục ngữ dựa vào kinh nghiệm của dân gian về trồng trọt lao động sản xuất.  

2. Nghệ thuật

- Lối nói ngắn gọn, có vần, có nhịp

- Hình thức và nội dung đối xứng nhau. 

Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 CTST bài 7: Đọc Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất, ôn tập ngữ văn 7 CTST, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 CTST

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 chân trời sáng tạo


Copyright @2024 - Designed by baivan.net