[toc:ul]
- Tác dụng: mở rộng thành phần chính của câu cung cấp được nhiều thông tin hơn cho người đọc, người nghe.
- Các thành phần chính thường được mở rộng bằng cụm từ như cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ.
Bài tập 1
Nhờ việc sử dụng các câu mở rộng thành phần vị ngữ, nhà văn Đoàn Giỏi đã miêu tả được vẻ đẹp của buổi trưa trong rừng U Minh, vẻ đẹp của khu rừng được cảm nhận bằng nhiều giác quan: tiếng chim hót líu lo, hương thơm ngây ngất của hoa tràm trong nắng, mấy con kỳ nhông nằm phơi lưng trên gốc cây và các màu sắc sinh động, luôn biến đổi trên lưng kỳ nhông. Nhờ sử dụng các câu văn với thành phần vị ngữ được mở rộng, đoạn văn rất giàu chất thơ.
Bài tập 2
a. Có thể rút gọn thành phần chủ ngữ thành Tiếng lá rơi,... Nếu rút gọn thành Tiếng lá rơi, câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ sự phiếm định (một) và thời gian (lúc này).
b. Có thể rút gọn thành phần chủ ngữ thành Phút yên tĩnh. Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ mất đi ý nghĩa miêu tả, hạn định (của rừng ban mai).
c. Có thể rút gọn thành phần chủ ngữ thành Mấy con gầm ghì. Nếu rút gọn như vậy, câu sẽ không còn ý nghĩa chỉ đặc điểm của sự vật (sắc lông màu xanh).
Bài tập 3
a. Có thể rút gọn vị ngữ thành vẫn không rời tổ ong. Khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm và vị trí của tổ ong (lúc nhúc trên cây tràm thấp kia).
b. Có thể rút gọn vị ngữ thành im lặng. Khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về mức độ của trạng thái im lặng (quá).
c. Có thể rút gọn vị ngữ thành lại lợp, bện bằng rơm. Khi rút gọn, vị ngữ sẽ không nêu được thông tin về đặc điểm kiểu dáng của tổ ong (đủ kiểu, hình thù khác nhau).
Bài tập 4
Có thể mở rộng câu như sau
a. Gió từ phía vườn đang thổi.
b. Không khí ở khu rừng này thật trong lành.
c. Đàn ong đang bay.