Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 KNTT bài 2: Thực hành tiếng Việt Nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ

Ôn tập kiến thức ngữ văn 7 kết nối tri thức bài 2: Thực hành tiếng Việt Nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Nhân hóa: là phép tu từ gọi hoặc tả đồ vật, cây cối, con vật… bằng các từ ngữ thường được sử dụng cho chính con người như suy nghĩ, tính cách giúp trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, gắn bó với con người hơn.

- Điệp ngữ: là biện pháp tu từ chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc cụm từ nhiều lần trong một câu nói, đoạn văn, đoạn thơ. Mục đích là để gây sự chú ý, liệt kê, nhấn mạnh, khẳng định… một vấn đề nào đó.

II. BÀI TẬP THỰC HÀNH

1. Nghệ thuật nhân hóa: lời gọi đáp với con vật, thể hiện sự coi trọng, gắn bó của con người  như những người bạn.

2. Điệp từ “khăn thương nhớ ai” thể hiện  nỗi nhớ triền miên, không ngừng nghỉ và là lời tự vấn của nhân vật trữ tình.

3.  Nghệ thuật so sánh: Cho thấy sự hy sinh lớn lao của mẹ đối với con cái,thể hiện tình yêu thương con sâu sắc của người mẹ. Mẹ là người đã không quản gian nan, khó nhọc, không quản thức trắng đêm thâu để quạt mát cho con ngủ. Với mẹ con là tất cả, là nguồn sống cả đời của mẹ.

III. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1

Tác giả dùng từ  “gặp” để thể hiện tình cảm, thái độ của người lính đối với lá cây cơm nếp. Anh không đơn thuần trông thấy một vật vô tri vô giác mà như được tiếp xúc với một con người - một người bạn cũ. Trong từ “gặp” mà tác giả dùng có chứa đựng cà cảm xúc vui mừng, trìu mến.

Bài tập 2

- Thơm có nghĩa là có mùi như hương của hoa, dễ chịu, làm cho thích ngửi. Trong dòng cuối của khổ thơ, từ thơm không còn đơn thuần chỉ mùi hương dễ chịu - đối tượng cảm nhận của khứu giác nữa - mà đã trở thành một biểu tượng cho hương vị quê nhà, tình cảm gia đình trìu mến, thần thương theo mỗi bước chân của người lính.

Bài tập 3

- Mùi có nhiều nghĩa. Nghĩa gắn với các cụm từ trên là danh từ chỉ hơi toả ra từ vật, có thể nhận biết được bằng mũi. Vị cũng là một danh từ chỉ thuộc tính của sự vật, có thể nhận biết bằng lưỡi. Mùi vị trong những cụm từ mùi vị thức ăn, mùi vị trái chín, mùi vị của nước giải khát,... đều có nghĩa trên. Trong cụm từ mùi vị quê hương, từ mùi vị vừa mang nghĩa chỉ hương vị cụ thể, riêng có của quê nhà, vừa mang nghĩa trừu tượng, chỉ một sắc thái đặc trưng của quê hương, của một vùng miền.

Bài tập 4

Cách kết hợp từ ngữ đặc biệt giúp nhà thơ diễn tả được chiều sâu tâm tư, tình cảm của người lính trên đường ra mặt trận. Họ ra đi vì mục đích lớn lao nhưng trong lòng vẫn đau đáu một nỗi nhớ thương hướng về nơi “giếng nước”, “gốc đa” quê nhà.

Bài tập 5

a.     BPTT điệp từ

Từ không được lặp lại để nhấn mạnh cảm xúc buồn, nuối tiếc vì mất mát một cái gì đó - một thứ rất mơ hồ, khó gọi thành tên. Từ gấp rãi được lặp lại để nhấn mạnh hành động khẩn trương, gấp gáp của nhân vật “tôi” khi phải chứng kiến bước đi vội vã của thời gian.

b.    BPTT so sánh và nhân hóa

Vế A

Từ so sánh

Vế B

âm thanh ấy sẽ sàng từng giọt tinh tang, thoảng và e dè

 

như

ai đó đứng đằng xa ngoắc tay nhẹ một cái, như đang ngại ngần không biết người xưa có còn nhớ ta không.

Tác dụng: việc giúp cho sự vật hiện lên sinh động, cụ thể, gợi hình, gợi cảm, làm nổi bật tính chất nhẹ nhàng, dịu êm, trong trẻo của thanh âm.

- Nghệ thuật nhân hóa: Tác giả đã dùng những từ miêu tả con người để miêu tả cho vật. Biện pháp tu từ nhân hoá đã biến gió chướng thành một con người có tâm lí, tính cách có phẩn nhút nhát, rụt rè. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu của nhà văn đối với gió chướng.
Tìm kiếm google: Ôn tập ngữ văn 7 KNTT bài 2: Thực hành tiếng Việt Nghĩa của từ ngữ và biện pháp tu từ, ôn tập ngữ văn 7 KNTT, lí thuyết trọng tâm ngữ văn 7 KNTT

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net