Tải bài giảng điện tử powerpoint Sinh học 11 cánh diều Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật (P1). Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Tải giáo án Powerpoint Powerpoint tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG CẢ LỚP ĐẾN VỚI BÀI HỌC MỚI!
KHỞI ĐỘNG
Hệ cơ quan nào thực hiện nhiệm vụ vận chuyển và phân phối các chất trong cơ thể động vật? Nêu tên những cơ quan chính cấu tạo nên hệ cơ quan đó ở người.
Hệ tuần hoàn
Dịch tuần hoàn
Tim
Hệ mạch
BÀI 8:
TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
NỘI DUNG BÀI HỌC
Khái quát về hệ tuần hoàn
Cấu tạo, hoạt động của tim và hệ mạch
Phòng bệnh hệ tuần hoàn
Thực hành
01 KHÁI QUÁT VỀ HỆ TUẦN HOÀN
Động vật đa bào bậc thấp như thủy tức (Ruột khoang), bọt biển (Thân lỗ), giun đũa (Giun tròn)… chưa có hệ tuần hoàn thì hoạt động trao đổi chất diễn ra như thế nào?
Ngành Thân lỗ các tế bào trao đổi chất trực tiếp qua khoang cơ thể.
Ngành Ruột khoang, Giun dẹp trao đổi qua túi tiêu hóa.
Ngành Giun tròn trao đổi qua ống tiêu hóa.
Thảo luận nhóm, thực hiện nhiệm vụ ở mỗi trạm:
Trạm 1:
Tìm hiểu khái quát về các dạng hệ tuần hoàn và điền cụm từ thích hợp vào các chỗ trống sau:
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn hở
Hệ tuần hoàn kín
Trạm 2:
Đọc thông tin SGK, quan sát hình 8.1 và hoàn thành bảng phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.
Bảng: Phân biệt hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín
Đặc điểm |
Hệ tuần hoàn hở |
Hệ tuần hoàn kín |
Đại diện |
Ngành Chân khớp và lớp Chân bụng |
Giun đốt, lớp Chân đầu, ngành Dây sống |
Thành phần cấu tạo |
Tim, động mạch, tĩnh mạch |
Tim, động mạch, mao mạch, tĩnh mạch |
Đường di chuyển của máu |
Tim → động mạch → khoang cơ thể → tĩnh mạch → tim |
Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim |
Áp lực máu trong mạch |
Thấp |
Cao |
Vận tốc máu chảy trong mạch |
Thấp |
Cao |
Vì sao hệ tuần hoàn hở chỉ thích hợp cho động vật có kích thước nhỏ, ít hoạt động?
Vì tốc độ máu chảy chậm, khả năng điều hòa phân phối máu đến các cơ quan chậm nên chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ.
Vì sao châu chấu có hệ tuần hoàn hở nhưng vẫn hoạt động mạnh?
Châu chấu có khả năng hoạt động mạnh nhờ hệ thống ống khí trao đổi trực tiếp với các tế bào.
Trạm 3:
Đọc thông tin SGK, quan sát hình 8.2 và hoàn thành bảng phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
Bảng: Phân biệt hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép
Đặc điểm |
Hệ tuần hoàn đơn |
Hệ tuần hoàn kép |
Đại diện |
Cá |
Lưỡng cư, bò sát, chim, thú |
Số vòng tuần hoàn |
1 vòng |
2 vòng |
Đường di chuyển của máu |
Máu nghèo O2 ở tâm nhĩ → tâm thất → động mạch mang → mang (trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → động mạch lưng → mao mạch ở các cơ quan (trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ của tim. |
- Vòng tuần hoàn phổi: Máu nghèo O2 ở tâm nhĩ phải → tâm thất phải → động mạch phổi → mao mạch phổi (trao đổi khí trở thành máu giàu O2) → tĩnh mạch phổi → tâm nhĩ trái. - Vòng tuần hoàn hệ thống: Máu giàu O2 từ tâm nhĩ trái → tâm thất trái → động mạch chủ → mao mạch ở các cơ quan (trao đổi khí và chất dinh dưỡng thành máu nghèo O2) → tĩnh mạch chủ → tâm nhĩ phải. |
Cho biết hệ tuần hoàn kép có ưu điểm gì hơn so với hệ tuần hoàn đơn?
Trong động mạch của hệ tuần hoàn kép, máu chảy dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh, đi xa hơn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình trao đổi chất ở mao mạch diễn ra nhanh hơn.
KẾT LUẬN
Hệ tuần hoàn thực hiện chức năng vận chuyển các chất cần thiết đến các tế bào của cơ thể và vận chuyển các chất thải từ tế bào đến các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.
Các dạng hệ tuần hoàn gồm: tuần hoàn hở, tuần hoàn kín (tuần hoàn đơn, tuần hoàn kép).
02 CẤU TẠO, HOẠT ĐỘNG CỦA TIM VÀ HỆ MẠCH
Chia lớp thành 6 nhóm, thực hiện yêu cầu theo kĩ thuật mảnh ghép
Nhóm chuyên gia:
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của tim.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của hệ mạch.
Nhóm 5: Tìm hiểu huyết áp và vận tốc máu trong hệ mạch.
Nhóm 6: Tìm hiểu điều hòa hoạt động tim mạch.
Nêu số lượng buồng tim ở cá, lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Tim cá: 2 ngăn (1 tâm nhĩ, 1 tâm thất)
Tim lưỡng cư, bò sát (trừ cá sấu): 3 ngăn (2 tâm nhĩ, 1 tâm thất)
Tim chim và thú: 4 ngăn (2 tâm nhĩ, 2 tâm thất)
Tim có chức năng gì?
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:
Bài giảng điện tử Sinh học 11 cánh diều, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 cánh diều Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật, Tải giáo án Powerpoint Sinh học 11 cánh diều Bài 8: Hệ tuần hoàn ở động vật